Multimedia Đọc Báo in

Sẽ xây dựng 59 hầm chui dân sinh trên tuyến đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột 

15:01, 04/04/2023

Theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư các dự án thành phần 1, 2 và 3 thuộc Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 của các đơn vị chủ quản, trên toàn tuyến sẽ xây dựng 59 hầm chui dân sinh, 38 công trình cầu và 9 nút giao liên thông khác mức.

Cụ thể, tại Dự án thành phần 1 sẽ xây dựng 15 hầm chui trên tuyến; 21 công trình cầu (gồm 18 cầu trên tuyến chính và 3 cầu trên đường ngang, đường gom). Dự án thành phần 2 sẽ xây dựng 20 hầm chui; dự kiến đầu tư xây dựng 38 cầu trên tuyến chính, 4 hầm đường bộ. Dự án thành phần 3 sẽ đầu tư xây dựng 28 công trình cầu và dự kiến xây dựng 24 hầm chui dân sinh trên tuyến.

Cột mốc giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Cư Kuin.
Cột mốc giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Cư Kuin.

Về nút giao, Dự án thành phần 1 sẽ xây dựng 3 nút giao liên thông khác mức gồm: nút giao đầu tuyến đoạn Quốc lộ 1 và Quốc lộ 26B (dạng vòng xuyến); nút giao cao tốc Vân Phong – Nha Trang (dạng hoa thị); nút giao Quốc lộ 26 đoạn Km21+88,63 (dạng kim cương).

Dự án thành phần 2 sẽ xây dựng 1 nút giao liên thông khác mức với đường Đông Trường Sơn đảm bảo các nhánh kết nối phù hợp với quy mô giai đoạn hoàn chỉnh.

Dự án thành phần 3 sẽ xây dựng 5 nút giao liên thông khác mức, gồm: nút giao Ea Rớt (dạng bán hoa thị); nút giao Vụ Bổn (dạng kim cương); nút giao Tỉnh lộ 9 (dạng kim cương); nút giao Tỉnh lộ 10 (dạng bán hoa thị) và nút giao cuối tuyến đoạn Km117+593 (dạng hoa thị hoàn chỉnh).

Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 được chia thành 3 dự án thành phần. Trong đó, Dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Khánh Hòa làm cơ quan chủ quản, chiều dài 31,5 km; Dự án thành phần 2 do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản, chiều dài gần 37 km và Dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản, chiều dài hơn 48 km.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.