Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Búk: Giai đoạn 2018 - 2022, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 10.603 tỷ đồng

15:50, 19/09/2023

Ngày 19/9, UBND huyện Krông Búk tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Giai đoạn 2018 - 2022, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện. 

tt
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Cụ thể: Tổng giá trị sản xuất nội ngành nông nghiệp gồm: nông, lâm, ngư nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng đều qua các năm với tổng giá trị sản xuất 10.603 tỷ đồng. Tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp tương đối ổn định, dao động từ 3,97% - 6,13%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 là 42 triệu đồng/năm (tăng 15 triệu đồng/năm); giải quyết việc làm cho hơn 16.000 lao động nông thôn; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm trên 0,8%.

5 năm qua, trên địa bàn huyện đã triển khai xây dựng 74 mô hình về ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa, giống cây trồng vật nuôi mới. Ngành trồng trọt phát triển đa dạng về cây trồng, từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung. Diện tích cây cà phê giữ ổn định với diện tích khoảng 20.798 ha. 

tt
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Kiên Cường phát biểu tại hội nghị.

Đặc biệt mô hình trồng cây cà phê xen canh với các loại cây ăn trái đã cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so với trồng thuần. Trên địa bàn huyện đã được Hải quan Trung Quốc cấp 9 mã số vùng trồng sầu riêng với diện tích gần 150 ha; 24 cơ sở thu mua sầu riêng và trái cây các loại có quy mô lớn để xuất khẩu. Hiện nay, huyện đang triển khai hỗ trợ đăng ký 62 mã số vùng trồng cho 18 công ty liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ dân với tổng diện tích hơn 1.357 ha. 

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận làm rõ những kết quả đạt được và khó khăn, hạn chế trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Qua đó, đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả Đề án trong thời gian tới.

tt
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Hải Đông phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Hải Đông yêu cầu, trên cơ sở báo cáo đánh giá của UBND huyện về đề án, thời gian tới các ngành, địa phương của huyện cần đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành vùng chuyên canh nông sản hàng hóa chất lượng cao. Đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là công nghệ cao nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Đồng thời xác định cụ thể những nông sản chủ lực của huyện để tập trung đầu tư phát triển. Khai thác tối đa tiềm năng về đất đai, khí hậu, khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp. Giám sát, dự báo và thực hiện tốt việc xây dựng mã vùng trồng, mã đóng gói các sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường quản lý việc sản xuất, lưu thông và sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Như Quỳnh

 


 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.