Tập trung triển khai cơ chế đặc thù dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia
Sáng 8/3, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025 tổ chức Phiên họp thứ 5 trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện các chương trình MTQG năm 2023 và hai tháng đầu năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì phiên họp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn chủ trì tại điểm cầu Đắk Lắk. Cùng tham gia có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Đến thời điểm này, cả nước có 6.370 xã (chiếm khoảng 78% tổng số xã) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã; có 280 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk. |
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93% (giảm 1,1% so với năm trước), trong đó tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao.
Về tình hình phân bổ vốn, giao kế hoạch vốn thực hiện các chương trình MTQG, đến nay 100% địa phương được giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2023, với trên 49,5 nghìn tỷ đồng.
Riêng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao trên 47,6 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương (gồm: trên 27,2 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển; trên 20,4 nghìn tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện các chương trình MTQG.
Tính đến cuối tháng 2/2024, có 45/48 địa phương được giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương đã giao chi tiết gần 24,4 nghìn tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2024 của 3 chương trình MTQG cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc (89,5% kế hoạch).
Về kết quả giải ngân vốn ngân sách Trung ương trong năm 2023 đạt khoảng 40,2 nghìn tỷ đồng (61,5%). Riêng hai tháng đầu năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công ngân sách Trung ương (gồm cả vốn đầu tư kéo dài các năm chuyển sang) ước đạt gần 3,3 nghìn tỷ đồng (15% kế hoạch).
Các sản phẩm nông nghiệp tham gia phân đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. |
Tại phiên họp, các địa phương đã trao đổi những khó khăn, vướng mắc đối với một số nội dung thuộc dự án 8 và tiểu dự án 1 (dự án 9) (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) chưa được triển khai do vướng mắc với quy định pháp luật hiện hành…
Đối với Chương trình xây dựng NTM, quá trình tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tại một số địa phương (cấp huyện) còn lúng túng, chưa bám sát nội dung quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTG, ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; việc các xã miền núi thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn NTM sẽ không được hưởng những chế độ an sinh xã hội đã gây nhiều khó khăn vì thực tế cuộc sống của người dân ở các địa phương này đang còn vất vả, điều này ảnh hướng đến mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 80% xã đạt chuẩn NTM…
Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: từ năm 2024, việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG đã có Nghị quyết 111/2024/QH15, ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình MTQG để giải những vấn đề đặc thù. Do đó, các bộ, ngành Trung ương, địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn; tập trung triển khai xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện; chủ động nắm bắt, xử lý những khó khăn, vướng mắc của địa phương theo thẩm quyền… Đối với các địa phương, cần quyết liệt, chủ động hơn và tăng cườ
Minh Thuận
Ý kiến bạn đọc