Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư Kuin: Triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý nguồn thu

11:11, 10/04/2024

UBND huyện Cư Kuin cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2024, huyện đã thực hiện công tác thu thuế, phí đạt trên 21 tỷ đồng, đạt 132,6% dự toán quý, đạt 37,9% dự toán pháp lệnh, đạt 32,6% dự toán HĐND huyện, bằng 119,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Khai thác thuế xây dựng cơ bản nhà ở tư nhân được 222 triệu đồng. Lập bộ thuế tăng thêm đối với quản lý thuế hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô đã tăng thêm 13 triệu đồng/tháng. Đôn đốc các doanh nghiệp nông sản nộp quyết toán quý I/2024 được 62 triệu đồng. Nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện được 39 triệu đồng.

th
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Cụm Công nghiệp Cư Kuin. (ảnh minh họa)

Thực hiện đề án thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, tổng nợ đến ngày 31/12/2023 là 65,655 tỷ đồng, đến ngày 31/3/2024 còn 62,293 tỷ đồng, giảm được 3,362 tỷ đồng. Thực hiện đề án nâng cao hiệu quả quản lý và chống thất thu thuế, phí trong lĩnh vực khai tác tài nguyên, khoáng sản được 3,128 tỷ đồng…

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước quý II/2024, huyện Cư Kuin đã đề ra các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm như: tập trung triển khai kịp thời, quyết liệt các biện pháp quản lý nguồn thu, chống thất thu và thu hồi nợ đọng; tăng cường phối hợp triển khai các giải pháp quản lý thu, chống thất thu đối với lĩnh vực, ngành nghề như thương mại điện tử, hộ kinh doanh cá nhân, vận tải tư nhân…để quản lý thu thuế sát với quy mô, hiệu quả kinh doanh của người nộp thuế. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế tại các xã đảm bảo hoạt động đúng quy chế, kế hoạch đã đề ra, đồng thời thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo để kịp thời xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện… góp phần thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước quý II/2024 đảm bảo thu đúng, thu đủ theo kế hoạch đã đề ra.

Hồng Chuyên

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.