Multimedia Đọc Báo in

Sạt lở một đoạn kênh chính của đập dâng buôn Sút M'grư (xã Cư Suê, huyện Cư M'gar)

14:48, 12/08/2024

Vừa qua, một đoạn kênh chính dẫn nước tại vị trí Km0 + 80 của đập dâng buôn Sút M'grư (xã Cư Suê, huyện Cư M'gar) đã bị sạt lở, ảnh hưởng đến việc dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho cánh đồng buôn Sút M'grư.

Ông Y Hoan Ênuôl (buôn Sút M'grư, xã Cư Suê) bày tỏ: "Gia đình tôi có hơn một sào lúa tại cánh đồng buôn Sút M'grư. Sự cố sạt lở kênh đã làm một số ô ruộng của gia đình tôi cạn khô nước. Thời điểm này, cây lúa đang trong giai đoạn làm đòng, nếu không được khắc phục kịp thời có thể khiến sản lượng và năng suất mùa vụ này không đạt. Ngoài ra, mặt ruộng khô nước cũng là điều kiện thuận lợi cho chuột cắn phá lúa, gây thiệt hại hoa màu".

Một đoạn kênh của đập dâng buôn Sút M'grư bị sạt lở (Ảnh chụp ngày 6/8/2024).

Ông Trịnh Văn Quang, Giám đốc Chi nhánh thủy lợi huyện Cư M'gar cho biết, vào ngày 6/2/2024, gần 10 m đoạn kênh này từng bị đổ sập do sạt lở. Chi nhánh thủy lợi huyện Cư M'gar cũng đã cùng UBND xã Cư Suê và người dân tổ chức khắc phục.

Tuy nhiên, vào ngày 5/8 vừa qua, đoạn kênh này lại tiếp tục bị sạt lở, hư hỏng thêm khoảng 5 m kênh về phía thượng lưu. Nguyên nhân dẫn đến hai vụ sạt lở này được xác định là do phía dưới đoạn kênh có mạch nước ngầm chảy qua làm nền đất yếu, dẫn đến sự cố.

Lãnh đạo UBND huyện Cư M'gar kiểm tra đoạn kênh bị sạt lở.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Công Văn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar thông tin, lãnh đạo chính quyền địa phương đã đi kiểm tra đoạn kênh bị sạt lở và đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, UBND xã Cư Suê phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương khắc phục sự cố, không để việc canh tác, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng.

Anh Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.