Multimedia Đọc Báo in

Được xây dựng công trình phục vụ sản xuất trên đất nông nghiệp

15:18, 04/11/2024

UBND tỉnh đã ban hành Quy định diện tích đất nông nghiệp sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Điều kiện sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là thửa đất hoặc khu đất đã được cấp một trong những loại giấy: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Điều 137 Luật Đất đai 2024 và còn thời hạn sử dụng đất; khu đất nông nghiệp đang sử dụng bao gồm một hoặc nhiều thửa đất liền kề của cùng người sử dụng đất, có diện tích từ 500 m2 trở lên; không thuộc đất xây dựng các công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn.

Đất nông nghiệp có diện tích từ 500 m2 trở lên được xây dựng công trình trực tiếp phục vụ sản xuất (ảnh minh họa)
Đất nông nghiệp có diện tích từ 500 m2 trở lên được xây dựng công trình trực tiếp phục vụ sản xuất. (Ảnh minh họa)

Công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp gồm nhà nghỉ, lán, trại để phục vụ cho người lao động, công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản, chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, dụng cụ lao động, trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, có quy mô là công trình cấp IV, 1 tầng, dễ dàng tháo dỡ.

Khu đất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 3.000 m2, được xây công trình không quá 30 m2; đất từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2, được xây dựng công trình không quá 50 m2; đất từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2, được xây công trình không quá 75 m2; khu đất diện tích từ 10.000 m2 trở lên, được xây dựng công trình không quá 100 m2. Các công trình được xây dựng tại nhiều vị trí nhưng không vượt quá diện tích nêu trên.

Cá nhân, cộng đồng có nhu cầu xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi có đất về diện tích, vị trí, số lượng, mục đích xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, an toàn công trình và thực hiện xây dựng đúng với nội dung thông báo với chính quyền. UBND cấp xã thống kê, tổng hợp, theo dõi, kiểm tra việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp; xử lý người sử dụng đất vi phạm theo thẩm quyền và đúng quy định.

UBND cấp huyện thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy định của cấp xã, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm trong việc xây dựng trên đất nông nghiệp, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/12 hằng năm.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.