Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Xử phạt 21 triệu đồng các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

20:30, 19/09/2022

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), với tổng số tiền 21 triệu đồng.

Cụ thể, xử phạt cơ sở sản xuất, mua bán bành mì của hộ ông Trần Đức Chinh (địa chỉ 432 Lê Duẩn, phường Ea Tam) 7 triệu đồng; xử phạt cơ sở sản xuất các loại bánh từ bột của ông Vũ Hoàng Anh (382 Hoàng Diệu, phường Thành Công) 6 triệu đồng; xử phạt cơ sở sản xuất và mua bán bánh mì của hộ ông Nguyễn Văn Thoại (275 Hà Huy Tập, phường Tân Lợi) 5 triệu đồng; xử phạt cơ sở sản xuất bánh mì, ăn uống, mua bán nông sản, bách hóa tổng hợp của bà Đỗ Thị Thục Quyên (18-20 Phan Chu Trinh, phường Thắng Lợi) 2 triệu đồng và xử phạt cửa hàng mua bán bách hóa tổng hợp của bà Trương Thị Mộng Thơ (55 Lê Thánh Tông, phường Thắng Lợi) 1 triệu đồng.

Thành viên Đoàn liên ngành TP. Buôn Ma Thuột lấy mẫu test phẩm màu trong chế biến bánh trung thu tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
Thành viên Đoàn liên ngành TP. Buôn Ma Thuột lấy mẫu test phẩm màu trong chế biến bánh trung thu tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh nói trên có hành vi vi phạm chủ yếu: người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nhưng không mang đầy đủ bảo hộ lao động; quy trình sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng...

Trước đó, từ ngày 29/8 đến 10/9/2022 Đoàn kiểm tra liên ngành của TP. Buôn Ma Thuột đã triển khai kế hoạch kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp Tết Trung thu năm 2022. Đoàn đã tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn về: điều kiện vệ sinh chung của khu vực sản xuất; trang thiết bị, dụng cụ sản xuất bảo đảm ATTP; nơi bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thành phẩm; nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm…

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.