Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Phát hiện 178 vụ vi phạm lâm luật

10:21, 05/07/2024

UBND huyện Krông Bông cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, qua công tác tuần tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng của huyện đã phát hiện 178 vụ và xử lý 130 vụ vi phạm pháp luật liên quan đến các quy định về quản lý, bảo vệ rừng.

Đồng thời, tiếp nhận, xác minh 162 vụ rừng bị phá, lấn chiếm làm nương rẫy, với tổng diện tích gần 41 ha thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông.

Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng tịch thu một số tang vật vi phạm gồm: hơn 40 m3 gỗ các loại; 11 xe máy, 1 cưa xăng. Tổng số tiền thu sau xử lý là hơn 266 triệu đồng.

Một vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn huyện Krông Bông. Ảnh minh họa
Hiện trường một vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn huyện Krông Bông. (Ảnh minh họa)

Theo UBND huyện Krông Bông, từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng đã thường xuyên phối hợp, tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình ở những địa bàn trọng điểm về khai thác lâm sản, phá rừng và lấn chiếm đất. Tuy nhiên tình trạng phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số người dân thiếu đất sản xuất (do bị thu hồi đất dự án, dân di cư tự do) nên đã lén lút phát rừng lấy đất làm nương rẫy. Bên cạnh đó, đơn vị chủ rừng chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và phát hiện kịp thời các vụ phá rừng xây ra trên lâm phần được giao quản lý; lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng còn thiếu, yếu về năng lực, chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết nên gặp khó khăn trong công tác tuần tra, truy quét chống, phá rừng.

Để ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng, trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra những khu rừng trọng điểm có nguy cơ bị lấn chiếm, khai thác lâm sản trái pháp luật; kiên quyết xử lý hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; ngăn chặn các hành vi canh tác, trồng tỉa cây nông nghiệp trên diện tích rừng bị lấn chiếm; trồng lại rừng trên diện tích đã bị lấn chiếm…

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.