Multimedia Đọc Báo in

Gần 100 tỷ đồng xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

16:44, 14/10/2024

Trong 9 tháng năm 2024, Ban chỉ đạo 389 tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc các lực lượng chức năng tăng cường nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 2.950 vụ vi phạm, trong đó xử lý hình sự 36 vụ (với 49 đối tượng), xử phạt hành chính 2.914 vụ. Tổng số tiền thu qua xử lý hơn 99,9 tỷ đồng.

Đồng thời, tạm giữ và tịch thu số lượng lớn hàng hóa vi phạm gồm: hơn 324 kg pháo nổ; 18.085 bao thuốc lá điếu; gần 189 m3 gỗ các loại; 6.680 kg cà phê bột giả; 6.632 sản phẩm mũ bảo hiểm các loại; 2.333 sản phẩm quần áo các loại; 4.163 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; 7.574 sản phẩm mỹ phẩm; 2.711 sản phẩm phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy; 39.737 kg thực phẩm đông lạnh; 116,818 ster củi; 300 kg than hầm; 10.800 cây le; 2 cá thể chồn bay...

Các hành vi vi phạm chủ yếu là buôn bán hàng cấm, hàng không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm các quy định trong kinh doanh, ghi nhãn hàng hóa...

Lực lượng quản lý thị trường tịch thu và tiêu hủy sản phẩm đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ. (Ảnh minh họa)
Lực lượng quản lý thị trường tịch thu và tiêu hủy sản phẩm đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, các lực lượng chức năng cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc đấu tranh, ngăn chặn hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Nhờ làm tốt công tác quản lý, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại nên tình hình thị trường diễn ra ổn định, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh.

Minh Tâm


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.