Multimedia Đọc Báo in

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên:

Cấp cứu thành công một bệnh nhân bị đa chấn thương do pháo nổ

17:00, 26/01/2024

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiến hành cấp cứu, phẫu thuật thành công một bệnh nhân nam bị đa chấn thương do tự chế pháo nổ.

Trước đó, khoảng 18 giờ ngày 25/1, Khoa Cấp cứu bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân N.B.H.D (17 tuổi, trú thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) trong tình trạng dập nát cổ bàn tay trái và phải, vết thương rộng từ đùi xuống bàn chân, nhiều vết thương vùng ngực, bụng, đa vết thương vùng hàm mặt, tổn thương niêm mạc 2 mắt, mắt phải có nguy cơ mù.

Theo người nhà của bệnh nhân, sáng 25/1 sau khi đặt mua được một số loại hóa chất (rao bán trên mạng xã hội) về, anh D đã tự chế tạo pháo. Trong quá trình chế tạo pháo thì xảy ra nổ lớn, khiến nạn nhân bị đa chấn thương.

Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân D.
Bác sĩ đang điều trị các vết thương cho bệnh nhân N. B. H. D.

Bác sĩ Nguyễn Minh Trực, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, sau khi tiến hành một số xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Quá trình phẫu thuật, bệnh nhân đã được truyền 2 đơn vị máu; cắt bỏ toàn bộ cổ bàn tay trái; cắt bỏ nửa bàn tay phải; cắt lọc và khâu các vết thương vùng ngực, bụng và 2 chân. Các bác sĩ Khoa Mắt của Bệnh viện cũng phối hợp tiến hành xử lý vết thương vùng mắt cho bệnh nhân. Hiện tại sau ca phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.

Theo bác sĩ Trực, vào dịp Tết Nguyên đán, số bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương do pháo nổ gia tăng, đặc biệt là ở lứa từ 12 - 17 tuổi. Các vết thương này thường nặng và phức tạp khiến việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng nặng nề cho các bệnh nhân.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.