Multimedia Đọc Báo in

Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong phòng cháy, chữa cháy

10:55, 17/10/2024

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 37/2024/QĐ-UBND ngày 14/10/2024, ban hành Quy định về trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trong phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn tỉnh.

Quy định này quy định trách nhiệm của các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là các cơ quan, đơn vị, địa phương); các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trọng công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng chức năng diễn tập công tác phòng cháy, chữa cháy tại siêu thị Co.op mark.
Lực lượng chức năng diễn tập công tác phòng cháy, chữa cháy tại siêu thị Co.op mart Buôn Ma Thuột. Ảnh minh họa.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, giới hạn cụ thể và điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; trên cơ sở Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Trong trường hợp đã làm hết trách nhiệm và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn, tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH thì được xem xét trong việc xử lý trách nhiệm. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện công tác PCCC và CNCH là một trong những căn cứ đánh giá phân loại cán bộ, công chức, bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền nội quy, biện pháp và các quy định về PCCC và CNCH trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình; tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH; chỉ đạo, xây dựng và duy trì phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH theo thẩm quyền...

Chi tiết văn bản tại đây

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.