Multimedia Đọc Báo in

Gìn giữ nét văn hóa truyền thống ở buôn Akô Dhông

16:57, 29/04/2022

Buôn Akô Dhông, ở phường Tân Lợi (TP. Buôn Ma Thuột) từ lâu đã trở thành điểm đến tham quan, khám phá nét văn hóa truyền thống của du khách trong nước và quốc tế. 

Buôn Akô Dhông theo tiếng Êđê có nghĩa là đầu thung lũng, đầu nguồn mạch nước, đầu nguồn suối, là mạch nguồn của cuộc sống. 

Trong xu hướng hiện nay, bên cạnh phát triển dịch vụ du lịch, xây dựng những cơ sở lưu trú khang trang, hiện đại, bà con trong buôn vẫn gìn giữ, bảo quản các hiện vật văn hóa, qua đó bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, tạo nên một buôn Akô Dhông với khung cảnh yên bình, thoáng đãng, vừa có nét cổ xưa pha lẫn hiện đại để phát triển du lịch cộng đồng. 

A
Buôn Akô Dhông là buôn giữ gìn được nhiều nét đẹp văn hóa lâu đời của người Êđê, trong đó phải kể đến nhà dài truyền thống.

 

A
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của cha ông được gìn giữ, truyền lại cho các thế hệ trong gia đình.

 

A
Ghế Kpan được gìn giữ, bảo quản qua nhiều thế hệ.

 

A
Chiếc trống h’gơr được chế tác từ gỗ nguyên khối và da trâu vẫn còn nguyên giá trị khi hai mặt trống được bịt bằng da trâu đực và da trâu cái. Trong đó, mặt da trâu cái quay vào trong, không bao giờ được dùng để đánh...

 

A
Mặt trống phía da trâu đực thường được dùi một lỗ nhỏ để tạo âm thanh mạnh mẽ.

 

A
Bộ Čing K’nah cổ của đồng bào Êđê chỉ được mang ra giới thiệu với du khách trong những dịp lễ đặc biệt.

 

A
Những chiếc ché tang..

 

A
...những chiếc ché cổ được cất giữ cẩn thận bên hông mái nhà dài.

 

A
...hương rượu cần được lên men thơm nồng.

 

A
Hiện nay, nhiều người dân buôn Akô Dhông vẫn duy trì việc giã...

 

A
..rang cà phê theo cách truyền thống.

 

A
Trong xu hướng hiện đại, đồng bào Êđê ở buôn Akô Dhông đã nỗ lực thích nghi, bắt nhịp và ngày càng giàu có, nhưng điều đáng quý là bà con vẫn giữ gìn gần như nguyên vẹn văn hóa truyền thống của cha ông.

Gia Bảo

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.