Multimedia Đọc Báo in

Vựa lúa huyện Lắk “biến” thành màu đen sau lũ

07:52, 31/08/2022

Sau 20 ngày ngập chìm trong biển nước, phần lớn diện tích lúa vụ hè thu ở 2 vựa lúa Buôn Tría và Buôn Triết (huyện Lắk) chuyển thành màu đen ngòm, hạt lép xẹp, bốc mùi tanh của bùn và nước.

“Bỏ thì thương, vương thì tội” là tình cảnh chung của hầu hết bà con nông dân tại 2 địa phương này khi nhìn cánh đồng lúa sau bao tháng ngày chăm sóc, vun trồng.

Dưới đây là hình ảnh phóng viên Báo Đắk Lắk ghi lại tại vựa lúa trên địa bàn xã Buôn Tría và xã Buôn Triết:

Đến chiều 30/8, một số cánh đồng trên địa bàn xã Buôn Tría vẫn ngập trong nước.
Đến chiều 30/8, một số cánh đồng trên địa bàn xã Buôn Tría vẫn ngập trong nước.
Những ruộng lúa cây còn đứng thẳng thì khả năng thu về để phục vụ chăn nuôi.
Những ruộng lúa cây còn đứng thẳng thì khả năng thu về để phục vụ chăn nuôi.
Lúa sau thu hoạch được bà con nông dân xã Buôn Tría chất đầy đường nội đồng.
Lúa sau thu hoạch được bà con nông dân xã Buôn Tría chất đầy đường nội đồng.
Người dân xã Buôn Triết chất lúa thu sau lũ trên tuyến đường giao thông.
Người dân xã Buôn Triết chất lúa thu sau lũ trên tuyến đường giao thông.
Toàn bộ rơm rạ, lúa hạt thu về đều là một màu đen của bùn.
Toàn bộ rơm rạ, lúa hạt thu về đều là một màu đen của bùn.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, thôn Liên Kết 1, xã Buôn Tría ngao ngán khi nhìn vào đống lúa của gia đình sau khi gặt từ ruộng về.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, thôn Liên Kết 1, xã Buôn Tría ngán ngẩm khi nhìn vào đống lúa của gia đình sau khi gặt từ ruộng về.
Để thu về những hạt thóc đen ngòm này, người nông dân phải thuê với giá 250.000 đồng/ngày công.
Để thu về những hạt thóc vừa đen, vừa lép này, người nông dân phải thuê với giá 250.000 đồng/ngày công.
Sân lúa màu đen của hộ anh Bùi Duy Oanh, thôn Tân Giang, xã Buôn Tría.
Sân lúa sậm màu của hộ anh Bùi Duy Oanh, thôn Tân Giang, xã Buôn Tría.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.