Multimedia Đọc Báo in

Nhọc nhằn hành trình tìm chữ ở Đắk Sa

11:00, 14/10/2022

Buôn Đắk Sa nằm lọt thỏm giữa đồi núi như tách biệt với thế giới bên ngoài, cách trung tâm xã Đắk Nuê, huyện Lắk chừng 30 km. Buôn có 182 hộ dân, chủ yếu là bà con dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào. 

Từ đây đến trường học chừng 10 km, đường đất, mùa khô thì gập ghềnh, bụi bặm, mưa thì lầy lội, có khi bị chia cắt vì nước lũ.

Do đó, hành trình đến trường của 200 em học sinh ở đây đầy gian nan vất vả. Có em đến trường bằng chân đất hay đôi dép rách. Trường lớp, thiết bị học tập cũng rất sơ sài, thiếu thốn. Thế nhưng với niềm đam mê con chữ, cùng sự cố gắng của cha mẹ, các em nhỏ nơi đây ngày ngày vượt qua khó khăn để đến trường.

Phóng viên Báo Đắk Lắk điện tử đã ghi lại những hình ảnh về hành trình đến lớp nhọc nhằn của con trẻ ở Đắk Sa:

Đường đến trường của học sinh ở Đắk Sa
Đường đến trường của học sinh ở Đắk Sa

 

Từ 4 rưỡi sáng, chị em Sùng Thị Phương (bìa phải) đã phải thức dậy để chuẩn bị mới kịp giờ đi học. Phương học đến lớp 5 phải nghỉ học ở nhà chăm đứa em út 2 tuổi, 2 em khác đang học lớp 3 và 4. Bữa sáng của mấy chị em chủ yếu chỉ có cơm trắng.

Từ 4 rưỡi sáng, chị em Sùng Thị Phương (bìa phải) đã phải thức dậy để chuẩn bị mới kịp giờ đi học. Phương học đến lớp 5 phải nghỉ học ở nhà chăm đứa em út 2 tuổi, 2 em khác đang học lớp 3 và lớp 4. Bữa sáng của mấy chị em chủ yếu chỉ có cơm trắng.

Từ buôn Đắk Sa đến điểm trường Y Ngông Niê Kdăm chừng 10 km, nhiều học sinh phải cuốc bộ đến trường
Từ buôn Đắk Sa đến điểm Trường Y Ngông Niê Kdăm chừng 10 km, nhiều học sinh phải đi bộ đến trường.
Một số phụ huynh tranh thủ chở con đi học để về lên rẫy
Một số phụ huynh tranh thủ chở con đi học để về lên rẫy.
Chân trần và những đôi dép cũ nát cùng em tới trường
Chân trần và những đôi dép cũ nát cùng em tới trường.
Những cô giáo không quản khó khăn mang con chữ đến với học trò
Những cô giáo không quản khó khăn mang con chữ đến với học trò.
Say sưa với con chữ
Say sưa với con chữ.
Lớp mẫu giáo ở Đắk Sa
Lớp mẫu giáo ở Đắk Sa.
Bữa cơm trưa của học trò vùng khó. Ảnh: Quốc Phương
Bữa cơm trưa của học trò vùng khó. Ảnh: Quốc Phương.
Ngoài giờ học, thú vui của trẻ con vùng sâu chỉ giản dị như thế này
Ngoài giờ học, thú vui của trẻ con vùng sâu chỉ giản dị như thế này.
Buôn Đắk Sa chưa có điện, buổi tối, trẻ con phải dùng đèn pin hay nhóm bếp học bài
Buôn Đắk Sa chưa có điện, buổi tối, trẻ con phải dùng đèn pin hay nhóm bếp học bài.
Quanh năm tất bật trên rẫy, nhưng trưởng buôn Ma A Páo (bìa phải) vẫn thường xuyên đến từng gia đình trong buôn hỏi thăm tình hình học tập của con em
Quanh năm tất bật trên rẫy, nhưng trưởng buôn Ma A Páo (bìa phải) vẫn thường xuyên đến từng gia đình trong buôn hỏi thăm tình hình học tập của con em.
Cảnh cha già con mọn, tuy nhiên, đêm nào ông Sùng A Chư vẫn ngồi bên bếp lửa cùng con học bài. Ông không biết tiếng phổ thông, nhưng đôi mắt vẫn ánh lên niềm vui khi nhìn 2 đứa con say sưa đèn sách
Cảnh cha già con mọn, tuy nhiên, đêm nào ông Sùng A Chư vẫn ngồi bên bếp lửa cùng con học bài. Ông không biết tiếng phổ thông, nhưng đôi mắt vẫn ánh lên niềm vui khi nhìn 2 đứa con say sưa đèn sách.
Anh Sùng A Dính cho biết: “Khó mấy, khổ mấy cũng phải cho con đi học để kiếm cái chữ”.
Anh Sùng A Dính cho biết: “Khó mấy, khổ mấy cũng phải cho con đi học để kiếm cái chữ”.
Ở trường Tiểu học Y Ngông Niê Kdăm, đa phần học sinh là con em người Mông, Tày, Nùng. Bởi ham học, khát khao cái chữ nên chẳng em nào bỏ học giữa chừng
Ở Trường Tiểu học Y Ngông Niê Kdăm, đa phần học sinh là con em người dân tộc Mông, Tày, Nùng. Bởi ham học, khát khao cái chữ nên chẳng em nào bỏ học giữa chừng.

 

Minh Thông – Khánh Huyền


Ý kiến bạn đọc


Chủ động ngăn ngừa “giặc lửa” tấn công rừng
Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nắng nóng kèm theo gió lớn khiến thảm thực bì ở những cánh rừng khô nhanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy” các ngành chức năng, chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa “giặc lửa” tấn công rừng.