Multimedia Đọc Báo in

Vui cùng lễ hội cúng lúa mới của người Thái trên quê hương mới

12:03, 18/10/2022

Hằng năm, cứ vào mùa thu hoạch lúa chín, cộng đồng người dân tộc Thái ở xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar) lại náo nức tổ chức Lễ hội lúa mới, để bày tỏ lòng thành với trời đất, thần linh phù hộ cho người dân có một mùa màng tốt tươi.

Lễ hội lúa mới hay còn gọi là Tết cơm mới (theo tiếng Thái là: kín khầu mơ), là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào Thái từ rất lâu đời, và đã được bà con mang theo từ mảnh đất quê hương Tương Dương (phía Tây tỉnh Nghệ An), trong hành trình di cư lập nghiệp trên vùng đất mới. Tuy xa quê hương nhưng người dân buôn Thái ở xã Ea Kuêh luôn giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, đậm đà bản sắc của dân tộc mình.

Theo quan niệm của người dân tộc Thái, để có được vụ mùa bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, các thần linh cai quản ruộng nương là rất quan trọng. Do vậy, mỗi độ lúa chín, người dân tộc Thái lại làm lễ cúng lúa mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đan xen giữa phần lễ đầy trang nghiêm là phần hội với những điệu múa, trò chơi dân gian độc đáo mang bản sắc riêng của người dân tộc Thái…

Báo Đắk Lắk Điện tử trân trọng giới một số hình ảnh về lễ hội của người dân tộc Thái ở xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar) đến bạn đọc:

A
Lễ hội cúng lúa mới được tổ chức trang trọng với cây nêu và những lễ vật dâng lên thần linh.
A
Ngày lễ bắt đầu bằng những điệu múa giao lưu giữa người dân tộc Thái...
A
...với cộng đồng người dân tộc Êđê
A
... và Xê Đăng cùng sinh sống trên mảnh đất Ea Kuêh trù phú.
A
Với những lễ vật dâng lên, thầy cúng thực hiện nghi thức cúng lúa mới để cảm tạ trời đất, trình lễ vật mời thần linh, tổ tiên về dự lễ; đồng thời kính cẩn báo cáo công việc của một năm qua và khấn cầu thần linh phù hộ cho năm tiếp theo làm ăn thuận lợi, mùa màng tốt tươi...
A
Sau phần lễ, người dân tộc Thái bắt đầu phần hội bằng âm thanh khuơ chày rộn ràng...
A
... hòa cùng tiếng cồng, tiếng chiêng đầy rộn rã.
A
Tiếng chiêng tre...
A
... cùng những điệu múa cổ của người dân tộc Thái làm không gian lễ hội rộn rã, tưng bừng.
A
Hòa trong âm thanh của tre nứa là những điệu múa sạp uyển chuyển.
A
Phụ nữ dân tộc Thái hòa mình vào lễ hội lúa mới bằng những trò chơi dân gian như trò chọi đá.
A
Uyển chuyển với trò chơi đánh nẻ
A
Trong ngày hội, những chàng trai, cô gái dân tộc Thái giao duyên bằng hội ném còn, một trò chơi dân gian có từ lâu đời của dân tộc Thái.  
A
Cánh đàn ông thể hiện tài năng với cuộc thi bắn nỏ.
A
Ngay khi những trò chơi dân gian kết thúc, mọi người cùng hòa điệu múa xòe truyền thống.
A
Múa xòe không chỉ là những điệu múa mà ẩn chứa trong đó là niềm vui về một vụ mùa tốt tươi, tình yêu đôi lứa và sự đoàn kết, thân thiết, gắn bó trong cộng đồng, là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái.

Gia Bảo

 


Ý kiến bạn đọc


Chủ động ngăn ngừa “giặc lửa” tấn công rừng
Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nắng nóng kèm theo gió lớn khiến thảm thực bì ở những cánh rừng khô nhanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy” các ngành chức năng, chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa “giặc lửa” tấn công rừng.