Multimedia Đọc Báo in

Khởi tranh Giải vô địch bóng bàn các câu lạc bộ quốc gia 2021

13:39, 12/01/2022

Tối 11/1, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam khai mạc Giải vô địch bóng bàn các câu lạc bộ quốc gia 2021.

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam.

Phó
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh tặng Cờ lưu niệm các câu lạc bộ dự giải.

Tham dự giải có 160 vận động viên đến từ 22 câu lạc bộ của các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Khánh Hòa, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hà Nội. Chủ nhà Đắk Lắk có 6 câu lạc bộ gồm; Hoàng Tùng, Đoàn Kết, Đại học Tây Nguyên, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Buôn Ma Thuột tranh tài.

Các vận động viên tranh 14 bộ huy chương của các nội dung: đồng đội nam, đồng đội nữ, đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp của các nhóm tuổi dưới 49 tuổi và trên 50 tuổi đối với nam, dưới 44 tuổi và trên 45 tuổi đối với nữ.

Giải năm nay hứa hẹn hấp dẫn khi có sự góp mặt của tay vợt Mai Hoàng Mỹ Trang (Câu lạc bộ Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn), tay vợt 11 năm vô địch đơn nữ giải bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân và vận động viên Nguyễn Anh Tú (Câu lạc bộ Đà Thành), tay vợt đoạt Huy chương Vàng đồng đội nam tại SEA Games 30.

Vận động viên thi đấu nội dung đơn nam, lứa tuổi trên 50.
Vận động viên thi đấu nội dung đơn nam, lứa tuổi trên 50.

Đây là giải đấu thuộc hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao, được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm tạo sân chơi để các tay vợt có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, qua đó Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phát hiện các nhân tố mới, vận động viên xuất sắc để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, thi đấu ở các giải quốc tế, khu vực.

Sau lễ khai mạc đã diễn ra các trận đấu loại ở các nội dung. Giải sẽ kết thúc vào ngày 15/1.

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.