Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Pắc: Triển khai mô hình trạm y tế lưu động

10:19, 05/11/2021

Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Krông Pắc, địa phương đang chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai mô hình trạm y tế lưu động.

Theo đó, mỗi cụm dân cư có từ 50 - 100 ca nhiễm COVID-19 cách ly điều trị tại nhà thì có 1 trạm y tế lưu động với thành phần theo Quyết định số 4042/QĐ-BYTngày 21-8-2021 của Bộ Y tế, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của giám đốc Trung tâm Y tế huyện.

Ngoài nhân viên y tế, UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm huy động thêm các nguồn nhân lực khác từ các tổ chức, đoàn thể tham gia hỗ trợ.

Tiêm vắc-xin COVID-19 cho người dân ở xã Ea Kênh
Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho người dân ở xã Ea Kênh.

Việc triển khai thành lập các trạm y tế lưu động nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong giai đoạn mới. Trạm y tế lưu động phải phát huy tốt vai trò kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; tổ chức các điểm tiêm vắc xin hoặc phối hợp các cơ quan tiêm chủng thực hiện tiêm chủng theo điều phối của ban chỉ đạo; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện tốt công tác truyền thông cho người dân về các biện pháp dự phòng, tự xét nghiệm, tự chăm sóc tại nhà; quản lý điều trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng và các bệnh thông thường khác cho người dân trên địa bàn được giao…

Đến sáng 5-11, số bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn huyện ghi nhận là 197 trường hợp; 147 trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh, đang điều trị là 50 trường hợp; không có bệnh nhân tử vong. 88 trường hợp đang thực hiện cách ly tập trung; 1.322 trường hợp đang cách ly tại nhà.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.