Multimedia Đọc Báo in

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2022 tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột

10:11, 23/02/2022

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2022 được tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột từ ngày 10 đến ngày 13/3 với sự tham gia của các nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ 19 tỉnh, thành phố, gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nam Định và Thừa Thiên - Huế.

Tác phẩm tham gia Liên hoan gồm các thể loại ca khúc, hòa tấu, độc tấu nhạc cụ, tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Tổ quốc và đề tài biển, đảo Việt Nam; thành tựu, phong trào xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Ban tổ chức Liên hoan khuyến khích các tác phẩm mang âm hưởng âm nhạc dân gian các vùng miền, đặc biệt là âm nhạc dân gian Tây Nguyên.

Các nghệ nhân TP. Buôn Ma Thuột biểu diễn Ching  Kram. Ảnh minh họa
Các nghệ nhân TP. Buôn Ma Thuột biểu diễn ching Kram. (Ảnh minh họa)

Trong khuôn khổ của Liên hoan, Ban tổ chức sẽ tổ chức Hội thảo “Âm nhạc Dân gian Tây Nguyên trong đời sống Âm nhạc hiện nay”; tổ chức dâng hương, hoa tại Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột; tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, điểm du lịch của tỉnh.

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2022 là đợt sinh hoạt nghề nghiệp được Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức luân phiên tại các khu vực trong cả nước; là ngày hội của giới nhạc sĩ và công chúng yêu nhạc nhằm biểu dương, quảng bá những tác phẩm, công trình âm nhạc mới, tiếp tục động viên khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo trong các lĩnh vực: sáng tác, biểu diễn và đào tạo âm nhạc. Đây cũng là dịp gặp gỡ trao đổi, giao lưu âm nhạc giữa các nhạc sĩ sáng tác, các nghệ sĩ biểu diễn đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng.

Hữu Hoàng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.