Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 1 dự án đoạt giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2021 – 2022

10:26, 28/03/2022

Từ ngày 25 đến 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học 2022 bằng hình thức trực tuyến. Tham dự Cuộc thi có 71 đơn vị tham gia đến từ 60 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó cấp THPT có 129 dự án, cấp THCS có 15 dự án.

Các đề tài dự thi năm nay khá phong phú, tập trung vào 22 lĩnh vực. 

tt
Dự án “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” của em Vũ Thị Thu Hà và Đào Huỳnh Duy An Trường THCS và THPT Đông Du.

Tại Cuộc thi năm nay, Đắk Lắk có 2 dự án tham gia gồm: “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” và “Nghiên cứu cải tiến quy trình nuôi trông nấm linh chi Ganoderma lucidum có nguồn gốc tại khu bảo tồn Nam Kar phục vụ nuôi trồng tại tỉnh Đắk Lắk”. Trong đó, dự án “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” của các em Vũ Thị Thu Hà (lớp 11A1) và Đào Huỳnh Duy An (lớp 12A5) Trường THCS và THPT Đông Du đoạt giải Nhất. 

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đỗ Tường Hiệp cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ lựa chọn 7 trong số 12 dự án đoạt giải Nhất để đại diện Việt Nam dự thi quốc tế. Để lựa chọn, học sinh có dự án đoạt giải Nhất phải tiếp tục tham gia vòng thuyết trình về dự án bằng tiếng Anh. Hiện nay, hai em học sinh có dự án đạt giải Nhất của Trường THCS và THPT Đông Du đã hoàn thành tốt bài thi thuyết trình và đang chờ đợi kết quả của Bộ GD-ĐT. 

Đây là năm thứ 10, Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi trên phạm vi toàn quốc. Cuộc thi khoa học kỹ thuật là sân chơi bổ ích dành cho học sinh THCS, THPT yêu thích nghiên cứu khoa học, mang dấu ấn của sự hội nhập quốc tế, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành tính năng động, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống của học sinh.

Như Quỳnh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.