Multimedia Đọc Báo in

Kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh xăng dầu trên phạm vi toàn tỉnh

17:41, 02/03/2022

Trước sự biến động của thị trường xăng dầu, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (gọi là Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh) đang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này.

Theo kế hoạch, Đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất các đơn vị kinh doanh xăng dầu trong phạm vi toàn tỉnh.

Nội dung kiểm tra về việc thực hiện quy định pháp luật trong kinh doanh ở lĩnh vực này gồm: giấy chứng nhận, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, vận chuyển xăng dầu; mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối; thực hiện các quy định về đo lường; điều kiện kinh doanh xăng dầu; đăng ký và niêm yết giá...

Cùng với kiểm tra về thủ tục hành chính, Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành lấy mẫu gửi các tổ chức có thẩm quyền thử nghiệm chất lượng.

Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk iểm tra tình hình nhập nguồn xăng dầu  tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở huyện Krông Pắc (ảnh minh họa)
Cán bộ Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk kiểm tra tình hình nhập kho xăng dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở thị xã Buôn Hồ. (Ảnh minh họa)

Quá trình kiểm tra, kiểm soát, Đoàn kiểm tra liên ngành cũng kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn và đề nghị các đơn vị kinh doanh thực hiện quyền, nghĩa vụ, tuân thủ các quy định về chất lượng, niêm yết giá bán, thời gian bán hàng, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu.

Việc kiểm tra, giám sát tình hình kinh doanh ở lĩnh vực này nhằm kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn và xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; gian lận, vi phạm các điều kiện trong kinh doanh xăng dầu, qua đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và góp phần ổn định thị trường xăng dầu trên địa bàn tỉnh...

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.