Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn về quyền con người cho phóng viên, biên tập viên  

20:00, 30/05/2022

Từ ngày 30/5 đến 1/6/2022, tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình tập huấn “Kiến thức về quyền con người cho Tổng Biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí”.

Tham gia chương trình tập huấn, 35 học viên đến từ các cơ quan báo chí trên cả nước đã được hệ thống hóa về Quyền con người theo từng chủ đề, chủ điểm. Cụ thể, các học viên đã được tìm hiểu 6 chuyên đề gồm: giới thiệu khái quát về quyền con người; chuẩn mực và cơ chế quốc tế, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; nhận diện đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam; quan điểm, chính sách pháp luật Việt Nam về quyền con người và tự do báo chí; kỹ năng, nghiệp vụ báo chí nhằm thúc đẩy, bảo vệ quyền con người và ngăn ngừa vi phạm quyền con người ở Việt Nam; tiếp cận dựa trên quyền trong tác nghiệp báo chí. 

PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc đợt tập huấn
PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc tập huấn.

Phát biểu khai mạc đợt tập huấn, PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, thiết chế truyền thông, báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thông qua các phương thức: truyền thông và định hướng dư luận về quyền con người; cung cấp và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; phát hiện, lên án các hành vi vi phạm quyền con người; nêu gương các điển hình trong đấu tranh bảo vệ quyền con người; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực quyền con người... 

Các học viên tham gia lớp tập huấn
Các học viên tham gia lớp tập huấn.

Học viên tham gia khóa tập huấn cần tăng cường trao đổi, thảo luận, chia sẻ theo chủ đề, chủ điểm tại buổi tập huấn để nâng cao hiệu quả các buổi tập huấn; chủ động nghiên cứu tài liệu, trao đổi kinh nghiệm để tích lũy tối đa kiến thức về quyền con người nhằm phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Thanh Hường

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.