Multimedia Đọc Báo in

Đại tiệc buffet cho voi thuần dưỡng

11:54, 12/08/2022

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế về voi 12/8, Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng tỉnh đã tổ chức đại tiệc buffet cho đàn voi nhà ở hai huyện Lắk và Buôn Đôn.

Tại đây, voi nhà được tập trung về một địa điểm đã chuẩn bị sẵn những dãy dài thức ăn mà voi yêu thích như: mía, trái cây, chuối… để voi thỏa sức lựa chọn ăn.

Đàn voi thỏa sức lựa chọn thức ăn ưa thích.

Theo ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng tỉnh, hoạt động này nhằm tạo ra một ngày hội đối với những voi thuần dưỡng (voi nhà) còn lại trên địa bàn tỉnh, từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các chủ voi, nài voi và quần chúng nhân dân về công tác bảo tồn, bảo vệ, sử dụng voi trong đời sống. Đồng thời là nơi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng voi giữa các chủ voi, nài voi với Trung tâm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của viên chức, người lao động về công tác bảo tồn voi góp phần cải thiện phúc lợi cho voi và nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc voi trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 37 con voi nhà, trong đó có 17 con voi đực và 20 con voi cái tập trung ở hai huyện Lắk và Buôn Đôn.  Đàn voi rừng  hiện có khoảng 80 - 100 con.
 
Những con voi thong thả thưởng thức bữa ăn.

Việt Nam là một trong 13 nước có voi châu Á phân bố. Voi thuộc Phụ lục I  Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp – Công ước CITES. Ở Việt Nam, voi được xếp vào bậc nguy cấp trong danh mục sách Đỏ của IUCN, bậc cực kỳ nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam và được đưa vào nhóm có quy chế bảo tồn cao nhất, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.

Vạn Tiếp

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.