Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Cưỡng chế, phá dỡ các công trình trên đất thuộc diện thu hồi thực hiện Dự án đường Đông Tây

16:36, 29/08/2022

Ngày 29/8, UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ nhà, vật kiến trúc, cây cối hoa màu của 6 hộ dân (địa bàn thôn 3, xã Hòa Thắng) tại khu vực đất thuộc diện thu hồi để xây dựng công trình đường Đông Tây TP. Buôn Ma Thuột.

Cụ thể, diện tích thực hiện cưỡng chế thu hồi đất là 4.401,5 m2, trong đó đất nông nghiệp 3.666,7 m2, đất ở nông thôn 734,8 m2. Tài sản, vật kiến trúc trên đất gồm: nhà ở; cửa hàng xăng dầu; bồn chứa nhiên liệu; kho sắt thép và một số cây trồng trên đất…

Máy móc thực hiện tháo dỡ công trình nhà ở của 1 hộ dân tại thôn 3, xã Hòa Thắng.
Lực lượng chức năng và máy móc thực hiện tháo dỡ công trình nhà ở của 1 hộ dân tại thôn 3, xã Hòa Thắng.

Trước đó, UBND TP. Buôn Ma Thuột đã ban hành, phổ biến các văn bản liên quan đến việc thu hồi đất, thực hiện Dự án đường Đông Tây thành phố. Đồng thời, ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp cũng đã vận động người dân nhận tiền đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến trước thời điểm thực hiện cưỡng chế, các hộ chưa chịu nhận tiền, chưa chịu bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để triển khai dự án.

Thành viên đoàn cưỡng chế chặt cây trồng trên đất thuộc diện thu hồi.
Thành viên đoàn cưỡng chế chặt cây trồng trên đất thuộc diện thu hồi.

Dự kiến, công tác cưỡng chế đất ở 6 hộ dân này sẽ hoàn thành vào ngày 31/8/2022.

Được biết, công trình đường Đông Tây TP. Buôn Ma Thuột được khởi công xây dựng tháng 9/2015, do UBND TP. Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư. Công trình có chiều dài toàn tuyến 6,9 km, đi qua các phường Tự An, Tân Thành, Tân Lập và xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột); diện tích đất thuộc diện thu hồi gần 47 ha, với 699 hộ và 15 tổ chức bị ảnh hưởng.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.