Multimedia Đọc Báo in

Thêm 2 con voi nhà được trở về với rừng tự nhiên

18:36, 18/03/2023

Ngày 18/3, Tổ chức Động vật Châu Á tiếp nhận 2 cá thể voi nhà từ huyện Buôn Đôn và huyện Lắk để tham gia vào Mô hình du lịch thân thiện không cưỡi voi tại Vườn quốc gia Yok Đôn.

Hai cá thể voi nhà tham gia vào Chương trình thúc đẩy Du lịch thân thiện với voi – Không cưỡi voi và nâng cao phúc lợi cho voi nhà tại tỉnh Đắk Lắk do Tổ chức Động vật Châu Á tài trợ lần này là voi Ta Nuôn và Y Khun.

Voi Ta Nuôn thoải mái tắm trên dòng sông Sểêpốk. 

Voi cái Ta Nuôn năm nay khoảng 40 tuổi. Hồi nhỏ, voi sống ở Buôn Đôn, sau được bán sang tỉnh Gia Lai để chở sắn và lúa gạo. Năm 2008, voi quay lại Buôn Đôn và gắn bó với gia đình Y Khu từ đó đến nay. Còn voi đực Y Khun, năm nay 45 tuổi, là voi của Công ty Du lịch Sinh Thái Vân Long, từ huyện Lắk, cách Vườn quốc gia Yok Đôn chừng hơn 60 km.

Voi Y Khun về với rừng Yok Đôn.

Tại tỉnh Đắk Lắk, Tổ chức Động vật Châu Á đã can thiệp phúc lợi với 12 con voi nhà, trong đó 8 cá thể voi đang tham gia vào mô hình trải nghiệm voi thân thiện tại Vườn quốc gia Yok Đôn. Khi tham gia mô hình du lịch này, voi không còn phải chở du khách như trước đây mà thay vào đó voi được tự do đi lại, kiếm ăn trong rừng già của Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Được trở lại với rừng tự nhiên sẽ giúp voi tìm kiếm được nguồn thức ăn yêu thích, giúp nâng cao sức khỏe hơn. Đến với mô hình du lịch thân thiện với voi, khách du lịch sẽ được ngắm voi, tìm hiểu các tập tính của voi trong tự nhiên và hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp của Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Du khách trải nghiệm du lịch thân thiện với voi ở Vườn Quốc gia Yok Đôn
Du khách trải nghiệm du lịch thân thiện với voi ở Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 37 con voi nhà, trong đó 20 con voi cái và 17 con voi đực. Đàn voi nhà tập trung ở 2 huyện Buôn Đôn và Lắk.

Vạn Tiếp

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.