Multimedia Đọc Báo in

Tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng”

13:37, 09/01/2024

Sáng 9/1, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải của Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luập về an ninh mạng; ứng xử và phòng tránh thông tin giả, các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng”.

Tham dự buổi lễ có Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Phan Thị Hồng Thắng; các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh cùng 36 thí sinh đã đạt giải của cuộc thi.

Các đại biểu và thí sinh đoạt giải tham dự buổi lễ.
Các đại biểu và thí sinh đạt giải tham dự buổi lễ.

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng; ứng xử và phòng tránh thông tin giả, các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng” do Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến trên mạng Internet, bắt đầu từ ngày 15/10/2023 đến hết ngày 30/11/2023.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đỗ Đức Hà phát biểu tại buổi lễ.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đỗ Đức Hà phát biểu tại buổi lễ.

Theo số liệu được cập nhật tự động trên website của Cuộc thi, có tổng số 38.416 người đăng ký tài khoản tham gia thi với 56.100 lượt thi. Về chất lượng làm bài thi thì có 197 lượt người dự thi trả lời đúng hết 15 câu (trong đó có 45 lượt người trả lời đúng 15 câu hỏi dưới 60 giây; có 29 lượt người trả lời đúng 15 câu hỏi từ 60 giây đến dưới 120 giây; có 123 lượt người trả lời đúng 15 câu hỏi từ 120 giây đến dưới 900 giây).

Về độ tuổi thí sinh tham gia thì có 26.929 thí sinh dưới 18 tuổi dự thi; 4.123 thí sinh thuộc độ tuổi 18 đến 35 tuổi; 7.014 thí sinh thuộc độ tuổi 35 đến dưới 60 tuổi; 68 thí sinh trên 60 tuổi (còn lại 282 thí sinh ngoại tỉnh, không tính độ tuổi).

Sau khi kết thúc Cuộc thi, Ban Tổ chức đã phối hợp với VNPT Đắk Lắk trích xuất kết quả thi của các thí sinh từ hệ thống website cuộc thi và đã thực hiện xác minh thông tin đối với 36 thí sinh có kết quả thi cao nhất.

Phó Tổng biên tập Báo Đắk Lắk, Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đàm Thị Thuần công bố quyết định các thí sinh đạt giải.
Phó Tổng Biên tập Báo Đắk Lắk, Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đàm Thị Thuần công bố quyết định các thí sinh đạt giải.

Theo đánh giá của Ban tổ chức thì cuộc thi đã đạt được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ mà Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tỉnh đề ra, tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội. Cuộc thi trực tuyến năm nay đã thu hút được số lượng thí sinh tham gia đông đảo, thí sinh tham gia thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là số lượng rất lớn thí sinh là dưới 18 tuổi, học sinh, viên chức ngành giáo dục.

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi và Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hoàng Mạnh Hùng trao giải Nhất cho thí sinh Hoàng Thị Viên.
Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Phan Thị Hồng Thắng và Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hoàng Mạnh Hùng trao giải Nhất cho thí sinh Hoàng Thị Viên.

Cuộc thi không chỉ góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, chuyển tải nhiều quy định pháp luật liên quan đến sử dụng, ứng xử và bảo mật thông tin trên không gian mạng cho các đối tượng tham gia mà còn xây dựng, hình thành thói quen chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và đặc biệt là học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức Cuộc thi đã trao giải Nhất cho thí sinh Hoàng Thị Viên (xã Cư Prông, huyện Ea Kar); 5 giải Nhì; 10 giải Ba; 20 giải Khuyến khích.

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.