Multimedia Đọc Báo in

Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 14, HĐND tỉnh khóa X:

Sẽ cho ý kiến về việc thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

17:46, 29/07/2024

Theo thông báo của HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 14 sẽ diễn ra vào ngày 31/7.

Kỳ họp tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 12 điểm cầu.

Tại kỳ họp lần này, các đại biểu sẽ xem xét, đánh giá, cho ý kiến về Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Đắk Lắk.

Đại biểu biểu quyết thông qua các dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 13. Ảnh minh họa
Đại biểu biểu quyết thông qua các dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 13. Ảnh minh họa

Thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 và Nghị quyết số 117/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025, UBND tỉnh đã tổ chức rà soát các ĐVHC thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 – 2025.

Qua tổ chức rà soát hiện trạng ĐVHC, tỉnh Đắk Lắk không có ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp; có 4 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp (2 xã và 2 phường); có 2 ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp.

Việc sắp xếp các ĐVHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025 là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và quy định pháp luật; mở rộng không gian phát triển, tăng quy mô ĐVHC cấp xã và huy động nguồn lực, lợi thế sẵn có của các địa phương để tinh gọn tổ chức, bộ máy và nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, tạo thuận lợi người dân về sinh hoạt, đời sống và phát triển kinh tế, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Lan Anh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.