Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk xếp thứ 5 về giao dịch trên sàn thương mại điện tử

16:50, 04/07/2024

Chiều 4/7, Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; các thành viên trong Ban Chỉ đạo.

Chiều 4/7, Ban Chỉ
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Nguyễn Tuấn Hà

Thực hiện chủ đề của năm 2024 là “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số – Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế số – xã hội nhanh và bền vững”, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, tập trung chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 19/19 sở, ban, ngành và 15/15 huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch chuyển đổi số năm 2024. Về hạ tầng số, hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin, hiện 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính và kết nối với mạng nội bộ

Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.

Hạ tầng kỹ thuật viễn thông và đường truyền internet băng thông rộng đến 100% xã, phường, thị trấn, phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Trong lĩnh vực phát triển chính phủ số, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, hiện Đắk Lắk đã triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành bảo đảm liên thông 4 cấp chính quyền.

100% sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành vào công tác chỉ đạo, gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh, liên thông với các bộ, ngành Trung ương qua trục liên thông văn bản quốc gia; 100% cơ quan nhà nước các cấp của tỉnh đã thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử, tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt trên 96%.

Về kinh tế số, bước đầu có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đến tháng 6/2024, Đắk Lắk có 1.715 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử; có 42.933 giao dịch trên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 5 toàn quốc. Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, trong tỉnh ra ngoại tỉnh, toàn quốc.

Trong 6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác này; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm an toàn các hệ thống thông tin, bảo mật trong trao đổi dữ liệu điện tử trên môi trường mạng; đẩy mạnh thương mại điện tử, thanh toán các dịch vụ, chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ an sinh xã hội không dùng tiền mặt, xác thực tài khoản ngân hàng...

Đăng Triều

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.