Multimedia Đọc Báo in

Đầu năm nói chuyện giáo dục

08:28, 20/02/2022

Từ giữa tháng 2/2022, học sinh các cấp học mầm non, tiểu học tại nhiều địa phương trong cả nước đã được đến trường học trực tiếp.

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tính tới ngày 15/2 có 93,71% số học sinh cả nước đã trở lại trường học trực tiếp. Trong đó, có 54/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp; 59/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp.

Vậy là con tôi cũng như bao học sinh khác lại được đến trường sau một thời gian dài nghỉ học vì dịch bệnh (từ ngày 30/4/2021). Nhìn bộ quần áo mới tinh sắm cho chúng năm ngoái nay đã ngắn cũn, mẹ cháu phải đi may đo mấy bộ mới, thấy thời gian trôi nhanh quá.

Hocj
Học sinh Trường Tiểu học, THCS & THPT Victory rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp học. Ảnh: Nguyên Hoa

Nói là nhanh nhưng với lũ trẻ, những chuỗi ngày bị "nhốt" trong nhà thực sự lê thê. Dịch bệnh đã tước đi của trẻ thơ biết bao hoạt động quan trọng để tích lũy kiến thức, thực hành kỹ năng cho hành trang vào đời. Những ông bố, bà mẹ mướt mồ hôi khi ngoài lo chuyện mưu sinh, còn phải thường xuyên chăm lo con cái ở nhà.

Nhưng việc cho con đến trường trong thời điểm này cũng mang lại cho phụ huynh lắm nỗi niềm. Bởi, quan sát xung quanh thấy trẻ em nhiễm COVID-19 rất nhiều, trong khi trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học chưa được tiêm vắc xin. Có những ngôi trường phải mở, đóng cửa liên tục khi xuất hiện các ca dương tính. Sau dịp Tết Nguyên đán, dịch bệnh đã bùng phát đến tận các trường quê hẻo lánh do người lớn đổ về từ thập phương.

Tuy thế, phải chấp nhận đến lúc việc học trực tiếp của các con là không thể cưỡng lại khi cả xã hội đã tiến tới trạng thái bình thường mới. Cũng bớt lo khi chứng kiến nhiều trẻ em bị nhiễm nhưng khỏi bệnh rất nhanh.

Ngành giáo dục đã trải qua giai đoạn gian lao nhất trong mấy chục năm trở lại đây. Thực tế cho thấy, thời gian dài nghỉ dịch đã khiến nhiều trường mầm non tư thục không thể cầm cự do tiền thuê mặt bằng, do không có nguồn thu đành phải giải thể.

Đầu năm mới lại dấy lên những xôn xao trên mạng xã hội về những vấn đề giáo dục; ngay cả cách học sinh xưng "con" với thầy, cô giáo cũng bỗng tạo nên những tranh luận trái chiều, thậm chí có ý kiến trao đổi gay gắt. Thiết nghĩ, đấy là việc không cần thiết, bởi lúc này cần những sáng kiến, đóng góp khoa học thiết thực hơn cho ngành giáo dục.

Hy vọng sau những bài học từ dịch bệnh, ngành giáo dục sẽ nhận được nhiều kinh nghiệm để trưởng thành hơn. Bởi, dịch bệnh đã giúp chúng ta nhận ra nhiều vấn đề cần hoàn thiện, trong đó có chuyện nuôi dạy con trẻ và sự nghiệp "trồng người".

Hữu Quý

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.