Multimedia Đọc Báo in

Chương trình Chào mừng ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2022

22:27, 26/08/2022

Tối ngày 26/8, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình Chào mừng ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2022, giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Tại chương trình, khán giả được thưởng thức 10 tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, viết về vùng đất và văn hóa địa phương như: Cô gái Êđê Bih váy ngắn (nhạc sĩ Nguyễn Sĩ Hùng), Lời Khan (nhạc sĩ Huỳnh Ngọc La Sơn), Rock cà phê (nhạc sĩ Mạnh Trí), Mai tôi về Ban Mê (nhạc sĩ Hồ Tuấn)…

Các ca sĩ thể hiện tác phẩm "Đôi mắt Êđê" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hạnh

Trong số 10 tác giả của các ca khúc tham gia chương trình, có 9 tác giả của Hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, 1 tác giả đến từ Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai. 

Nhạc sĩ Thảo Nam Giang (Gia Lai) giao lưu với khán giả.

Tại chương trình, nhạc sĩ Huỳnh Ngọc La Sơn (Đắk Lắk) và nhạc sĩ Thảo Nam Giang (Gia Lai) đã giao lưu, chia sẻ với khán giả về quá trình gắn bó với vùng đất và hành trình sáng tạo những tác phẩm âm nhạc mang đậm dấu ấn Tây Nguyên. Không gian âm nhạc đậm chất Tây Nguyên, sự biểu diễn đầy chất "lửa" của các nghệ sĩ và những nội dung chia sẻ của các nhạc sĩ đã đem đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc.

Ban tổ chức tặng hoa cho các nhạc sĩ.

Chương trình Chào mừng ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2022 nhằm tôn vinh các tác giả và giới thiệu các tác phẩm âm nhạc đến với công chúng, động viên các nhạc sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm hay, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú. Đây cũng là dịp để các nhạc sĩ, ca sĩ được gặp gỡ, giao lưu, truyền cảm hứng cho nhau để giúp cho quá trình sáng tạo nghệ thuật được lan tỏa sâu rộng hơn tại địa phương.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.