Multimedia Đọc Báo in

Tổ chức ghi âm, ghi hình tư liệu về Lời nói vần của người Êđê tại huyện Krông Năng

17:01, 06/09/2023

Ngày 6/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ghi âm, ghi hình tư liệu về Lời nói vần của người Êđê tại huyện Krông Năng để làm tư liệu lưu trữ.

Việc ghi hình được thực hiện tại buôn Wiao A (thị trấn Krông Năng). Các nghệ nhân thể hiện lời nói vần ở nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương; lời nói vần trong tín ngưỡng lễ hội truyền thống; lời nói vần trong các thể loại văn học dân gian (sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, câu đố, ca dao, tục ngữ, thành ngữ); lời nói vần trong luật tục (giáo dục con cháu, quan hệ xã hội và quản lý cộng đồng buôn làng); lời nói vần trong loại hình nghệ thuật dân gian...

Các nghệ nhân buôn Wiao A diễn xướng Lời nói vần.

Sau quá trình ghi hình, các tư liệu sẽ được thẩm định và biên tập nội dung thành sách và phim tư liệu về Lời nói vần.

Đây là hoạt động nhằm triển khai thực hiện và hoàn thành nội dung của Bản ghi nhớ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeollabuk (JBCIA), Hàn Quốc đã ký ngày 21/3/2023 và Kế hoạch thực hiện dự án do Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeollabuk (JBCIA) ký ngày 14/4/2023 về dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”; từ đó có cơ sở thực tiễn và đề ra giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy thể loại Lời nói vần của người Êđê trong đời sống cộng đồng trong những năm tiếp theo.

Một hình ảnh diễn xướng Lời nói vần của các nghệ nhân buôn Wiao A được ghi hình.

Đồng thời, hoạt động cũng góp phần tăng cường phục vụ việc nghiên cứu, truyền dạy cho các thế hệ trẻ, nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị đặc sắc các di sản văn hóa phi vật thể nói chung và thể loại Lời nói vần của người Êđê nói riêng một cách bền vững; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, tạo nguồn lực để phát triển du lịch…

Ngoài huyện Krông Năng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn sưu tầm, ghi hình Lời nói vần tại các huyện Cư M’gar, Ea Súp, Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.