Multimedia Đọc Báo in

Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 18-20/11

14:15, 03/11/2023

Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023 (Ngày hội) với chủ đề “Hội tụ sắc màu" sẽ diễn ra từ ngày 18 - 20/11 tại thành phố Buôn Ma Thuột với sự tham gia của đại diện 49 dân tộc anh em đang sinh sống, lao động, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh.

 

Ngày hội sẽ gồm phần lễ và phần hội; trong đó phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực như: Phục dựng lễ cưới của người Êđê; trình diễn các đặc trưng văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu, truyền thống của các dân tộc; trưng bày giới thiệu các sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng, tiêu biểu; chế biến, giới thiệu các món ăn, thức uống truyền thống của các dân tộc; tổ chức các trò chơi dân gian; Hội thảo: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ mừng thọ của người M’nông”…

Đội chiêng nữ buôn K'bu (xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) diễn tấu chiêng tre. Ảnh minh hoạ.

Thông qua các hoạt động tại Ngày hội góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc và tăng cường tinh thần đoàn kết các dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước; đồng thời, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc tại các địa phương trong tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế; tăng cường giao lưu, hội nhập gắn với phát triển du lịch dựa trên thế mạnh về bản sắc văn hóa dân tộc. 

Bên cạnh đó, đây là dịp để ngành văn hóa, thể thao và du lịch từ tỉnh đến cơ sở đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động văn hóa nghệ thuật, du lịch, thể dục thể thao quần chúng và đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh, từ đó xác định các giải pháp lâu dài, giải pháp đột phá để các địa phương xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở địa phương mình. 

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.