Multimedia Đọc Báo in

Độc đáo lễ mừng nước giọt của người Ba Na

05:39, 14/01/2024

Lễ mừng nước giọt là nghi lễ mang tính cộng đồng của người Ba Na ở thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. Đây là một trong những nghi lễ lớn và quan trọng của người Ba Na trong năm.

Khởi đầu một năm mới đến, người Ba Na thường sửa sang lại nước giọt, làm mới nước giọt để lấy nguồn nước tinh khiết nhất, sạch sẽ nhất về sử dụng. Lễ cúng nước giọt thường tổ chức vào dịp cuối năm hoặc sau khi mùa thu hoạch hoàn tất, nhằm tạ ơn những điều tốt đẹp mà Yàng Đak (Thần nước) đã mang đến cho dân làng và cầu mong một mùa màng tốt tươi sẽ đến trong năm mới, cảm ơn Yàng đã mang đến nguồn nước sạch, cho cây cối xanh tốt, phù hộ cho dân làng không ốm đau, bệnh tật. Đây đồng thời cũng là ngày hội tập hợp, đoàn kết của cộng đồng dân tộc, qua đó nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Trước ngày diễn ra lễ mừng nước giọt, dân làng chuẩn bị ghè rượu, lương thực.
Dòng nước trong sạch chảy ra từ lòng đất được dân làng tìm được còn gọi là nước giọt.
Nghi thức cúng, cảm ơn Yàng đã mang đến nguồn nước sạch.
Những phụ nữ trong làng đi xuống nước giọt lấy nước, vật dụng mang theo là gùi với những ống lồ ô để đựng đầy nước.
Nước được đem về nấu cơm mới cho gia đình, cộng đồng cùng ăn bữa cơm kết thúc một năm cũ, ăn bữa cơm mới, hy vọng có nhiều sức khỏe, ấm no, hạnh phúc.
Phụ nữ được phân công nhiệm vụ nấu ăn.
Lễ vật cúng là ghè rượu và con gà. Già làng là người làm chủ lễ, mỗi gia đình sẽ đại diện một người tại cây nêu cùng già làng làm nghi thức cúng thần linh, gọi thần linh xuống.
Sau khi cúng Yàng xong, tại ghè rượu, già làng sẽ lần lượt mời mọi người cùng uống chung.
Già làng cùng đội cồng chiêng, múa xoang đi quanh cây nêu để cảm ơn thần linh đã ban phát cho dân làng.

Quang Vinh (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.