Multimedia Đọc Báo in

Sôi nổi Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Krông Bông năm 2024

16:19, 16/02/2024

Mừng xuân Giáp Thìn năm 2024, trong hai ngày (16 - 17/2) UBND huyện Krông Bông đã tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Krông Bông năm 2024 tại thôn Ea Lang, xã Cư Pui.

Tại ngày hội, người dân địa phương và du khách được tham quan và trải nghiệm nhiều hoạt động mang đậm sắc màu văn hóa của dân tộc Mông, như: không gian giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản địa phương (như: mật ong, thảo quả, sâm, rau củ quả theo mùa…) và ẩm thực dân tộc Mông; không gian bán, trưng bày và giới thiệu đồ lưu niệm, trang phục, nhạc cụ, nông cụ sản xuất của dân tộc Mông (khèn, sáo, đàn nhị, đàn môi, trang phục nam nữ dân tộc Mông hoa và Mông đen, vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, cày, cuốc, dao…); tham gia các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian (như: nấu mâm cỗ, làm bánh giầy, ném còn, đánh cầu lông gà, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đánh tù lu, chọi bò…)

Người dân mang trang phục truyền thống của dân tộc Mông tham gia Ngày hội.
Người dân mang trang phục truyền thống của dân tộc Mông tham gia ngày hội.

Trong khuôn khổ ngày hội còn diễn ra Hội thi văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc với chủ đề “Chợ tình gặp em” với nhiều nội dung thú vị, hấp dẫn, như: biểu diễn các tiết mục múa, hát, diễn tấu nhạc cụ nhằm ca ngợi Đảng và Bác Hồ, quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới của đất nước, của tỉnh, của địa phương…; tổ chức tái hiện không gian chợ tình thông qua các hoạt động như hát, thổi kèn lá, múa khèn, múa ô, thổi sáo…; trình diễn trang phục dân tộc Mông nguyên gốc và cách tân được mặc trong ngày thường, lễ hội, lễ cưới…

Các thanh niên dân tộc Mông tham gia trò chơi đánh cầu lông gà.
Các thanh niên dân tộc Mông tham gia trò chơi đánh cầu lông gà.

Được biết, đây là lần đầu tiên Ngày hội được tổ chức theo quy mô cấp huyện. Ngày hội là sự kiện văn hóa nhằm giới thiệu, tôn vinh cũng như gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, đoàn kết cho đồng bào các dân tộc; góp phần quảng bá hình ảnh và điểm du lịch của huyện Krông Bông.

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.