Multimedia Đọc Báo in

Người phụ nữ mê nghề dệt

15:43, 03/09/2021

Vốn yêu thích nghề dệt thổ cẩm truyền thống, Amí Minh - người dân tộc Êđê (ở buôn Tring, TX. Buôn Hồ) đã tìm học thành thạo nghề, rồi vận động phụ nữ trong buôn cùng học và làm nghề.

Say mê nghề dệt nhưng trước đây, vì cuộc sống khó khăn, hằng ngày Amí Minh đi làm rẫy, khi có chút thời gian rảnh rỗi mới bắt đầu công việc dệt may. Gần đây, khi cuộc sống ổn hơn, các con cũng đã lớn thì chị dành thời gian nhiều hơn cho công việc này. Không chỉ học nghề mà chị còn muốn nghề dệt truyền thống phát triển bởi đó chính là cách lưu giữ nghề tốt nhất.

Amí Minh may trang phục truyền thống.

Chị đã nhờ các nghệ nhân trong buôn dạy lại, rồi may thành váy áo để mặc cho bà con xem. Đến nay, Amí Minh đã có thể làm chủ được mọi công đoạn, từ dệt đến may trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số. Với đôi bàn tay khéo léo và sự tinh tế trong từng đường kim, mũi chỉ, Amí Minh càng gắn bó với nghề may trang phục thổ cẩm nhiều hơn. Chị còn được mời dạy cho các lớp học nghề dệt may tại địa phương do Trung tâm dạy nghề TX. Buôn Hồ tổ chức. Không những vậy, chị còn sáng tạo, cách tân những chiếc áo thổ cẩm sao cho vừa giữ được nét truyền thống vừa thời trang, thuận tiện trong sử dụng hằng ngày. Các sản phẩm do chị làm ra vừa đẹp vừa có giá thành hợp lý nên được bà con các buôn xa, làng gần ưa chuộng.

Amí Minh đã rất cố gắng để chứng minh cho chị em trong buôn thấy việc giữ gìn nghề dệt là quan trọng. Bằng sự hiểu biết về văn hóa của dân tộc mình, và được học nghề may hiện đại một cách bài bản, lâu dần Amí Minh đã thuyết phục được chị em trong buôn theo đến các lớp học nghề dệt thổ cẩm, lớp may mặc do hội phụ nữ tổ chức. Rồi dần dần chị em ai cũng muốn may cho bản thân, các thành  viên trong gia đình một bộ trang phục thổ cẩm, vừa truyền thống vừa cách tân.

Hiện nay Amí Minh và các chị em trong buôn Tring còn thành lập được hợp tác xã dệt may truyền thống, vừa giúp các thành viên có thêm thu nhập vừa giúp duy trì nghề dệt truyền thống của dân tộc.

Xuân Hòa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.