Multimedia Đọc Báo in

Gần 200 lao động tham gia phiên giao dịch việc làm định kỳ và lưu động

19:10, 09/12/2021

Ngày 9/12, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức Phiên giao dịch việc làm lần thứ 10 năm 2021 và phiên giao dịch việc làm lưu động tại xã Ea Hiu (huyện Krông Pắc).

Đây là phiên giao dịch việc làm trực tiếp đầu tiên sau khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động. Công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được các đơn vị và người lao động chấp hành nghiêm. 

Tại phiên giao dịch có 6 doanh nghiệp (3 doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố phía Nam, 3 doanh nghiệp trong tỉnh) trực tiếp tham gia tuyển dụng với tổng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh hơn 700 người; trong đó tuyển 365 lao động nữ.

Người lao động tìm kiếm việc làm ở Phiên giao dịch tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.

Vị trí tuyển dụng, tuyển sinh chủ yếu là thực tập sinh kỹ năng làm việc tại Nhật Bản, công nhân may quần áo xuất khẩu, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên giao hàng, tạp vụ, thợ điện nước...

Trong tổng số gần 200 lao động tham gia tại Phiên giao dịch việc làm, các đơn vị đã tuyển dụng, tuyển sinh trực tiếp 20 người và hẹn phỏng vấn sau xuất khẩu lao động làm việc tại nước ngoài là 3 người.

Lao động xã Ea Hiu (huyện Krông Pắc) tìm hiểu thông tin tuyển dụng việc làm tại địa phương chiều 9/12.
Lao động xã Ea Hiu (huyện Krông Pắc) tìm hiểu thông tin tuyển dụng việc làm tại địa phương chiều 9/12.

Đại diện Trung tâm Dịch vụ giới thiệu việc làm tỉnh cho biết, đây là các phiên giao dịch việc làm khởi động sau chuyến làm việc của tỉnh với các tỉnh, thành phố phía Nam. Từ nay đến cuối tháng 12/2021, Trung tâm sẽ tổ chức khoảng 20 phiên giao dịch việc làm ở các huyện mà người lao động có nhu cầu tìm việc làm như: Ea Kar, Krông Năng, M’Drắk, Krông Bông nhằm kết nối các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động, ổn định, bền vững, với mức thu nhập khá,  chế độ chính sách hấp dẫn với người lao đông.

Hoàng Ân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.