Multimedia Đọc Báo in

Triển khai chương trình An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025

18:37, 25/03/2022

UBND tỉnh vừa ban hành Chương trình số 2237/CTr-UBND ngày 23/3/2022 về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chương trình đề ra các mục tiêu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn này như tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, doanh nghiệp và cơ quan quản lý; người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp; các vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Chương trình được triển khai trên toàn tỉnh đến tất cả các ngành nghề, người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động và người lao động; ưu tiên các ngành nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và làng nghề.

Giờ làm việc của công nhân cở sở may gia công tại xã Quảng Điền, huyện Krông Ana. Ảnh: Hoàng Tuyết
Giờ làm việc của công nhân cở sở may gia công tại xã Quảng Điền, huyện Krông Ana. Ảnh: Hoàng Tuyết

Các hoạt động chủ yếu của chương trình, gồm: nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động; đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động hằng năm.

UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Sở Y tế triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển để triển khai thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động trong kế hoạch đầu tư công theo quy định....

Kim Oanh

 

 

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.