Multimedia Đọc Báo in

Triển khai Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Đắk Lắk năm 2022

18:34, 23/04/2022

Ngày 22/4, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Đắk Lắk năm 2022. 

Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Đắk Lắk năm 2022 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 30/6/2022 với chủ đề "Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em". Mục tiêu của Tháng hành động này nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, giáo viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em trong việc thực hiện Luật Trẻ em, các chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, công tác chăm sóc cho trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tăng cường các giải pháp thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Hỗ trợ giáo viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em tiếp cận các dịch vụ về y tế, pháp lý bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, nhất là bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cộng đồng về bảo vệ trẻ em cũng như kỹ năng phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, trách nhiệm phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Các hoạt động diễn ra trong Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Đắk Lắk năm 2022 gồm: tập trung thực hiện các hoạt động truyền thông bằng băng rôn, khẩu hiệu, thông điệp tại TP. Buôn Ma Thuột và một số huyện khó khăn; cấp huyện, cấp xã và ở các trường học, thôn, buôn, tổ dân phố căn cứ diễn biến tình hình dịch COVID-19, tổ chức các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em phù hợp với điều kiện, quy định về phòng, chống dịch COVID-19; vận động tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và xã hội cùng Nhà nước hỗ trợ, chăm sóc trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị xâm hại, bạo lực...

Đồng thời tổ chức thăm, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em buôn kết nghĩa; thực hiện tốt công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ.

Thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, đảm bảo quyền tham gia của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng thông qua các hoạt động diễn đàn, đối thoại, thăm dò, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em đối với các vấn đề về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em; lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em; hướng dẫn trẻ em về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống bạo lực, xâm hại; kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích và các vấn đề liên quan đến trẻ em phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và phát triển.

Kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước để có biện pháp loại trừ, cảnh báo, chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em...

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.