Multimedia Đọc Báo in

Bảo đảm tiến độ, hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

14:50, 29/06/2022

Sáng 29/6, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có các đồng chí Lê Ngọc Vinh và Hà Huy Quang, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, đồng bào các DTTS tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ủy ban Dân tộc đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các lĩnh vực công tác dân tộc.

Ủy ban Dân tộc đã xây dựng, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các chương trình, đề án, chính sách dân tộc; hoàn thành 17/52 nhiệm vụ được giao, chưa có nhiệm vụ bị quá hạn; tích cực triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong vùng đồng bào DTTS. Việc thực hiện chính sách dân tộc đã được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình) và đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc phân bổ ngân sách, Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch giao vốn cho các địa phương.

gdfgfg
Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Đắk Lắk.

Ủy ban Dân tộc đã hoàn thành việc thành lập Tổ công tác về Chương trình; hoàn thiện quy định hướng dẫn cơ chế chính sách mang tính nền tảng để tổ chức thực hiện Chương trình trong giai đoạn I từ 2021 - 2025. Các tỉnh, thành vùng DTTS cũng đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện các nhiệm vụ mang tính chất khung và nền tảng để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và huy động nguồn lực cho triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc; thực hiện chính sách đối với người có uy tín và các đề án về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025, hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS...

Các địa phương cũng đã ban hành các chính sách dân tộc đặc thù; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc còn một số khó khăn, vướng mắc: công tác tham mưu, đề xuất các chính sách, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có những việc còn chậm, chất lượng chưa cao; chậm hướng dẫn, ban hành cơ chế và phân bổ vốn cho Chương trình; một số bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách dân tộc chưa được hướng dẫn, giải quyết, tháo gỡ kịp thời; việc biến động đối tượng thụ hưởng gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện chính sách tại địa phương; kinh phí thực hiện hàng năm đối với một số chính sách, đề án còn hạn hẹp…

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe chia sẻ, phổ biến các nội dung: Chiến lược chuyển đổi số quốc gia và những định hướng cho chuyển đổi số trong công tác dân tộc; nhiệm vụ trọng tâm và các nhiệm vụ thuộc Chương trình, giai đoạn I từ 2021 – 2025 trong 6 tháng cuối năm 2022.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Hầu A Lềnh nhấn mạnh: Trong 6 tháng cuối năm 2022, cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, chính sách có liên quan đến công tác dân tộc; tập trung xây dựng và hoàn thiện các đề án, chính sách dân tộc; hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình đúng tiến độ, hiệu quả; đề xuất tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của chính sách trong giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong đồng bào DTTS; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong thực hiện chính sách dân tộc; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tăng cường thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ...

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.