Multimedia Đọc Báo in

Trồng 300 cây sao đen tại huyện Ea Kar

16:28, 17/06/2022

Ngày 17/6, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Ea Kar, Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới (TROPENBOS VIETNAM) tổ chức Lễ phát động và trồng cây xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính gắn với công tác bảo vệ môi trường tại xã Cư Ni (huyện Ea Kar).

Chương trình có trên 50 đoàn viên, thanh niên tham gia trồng 300 cây sao đen có chiều cao từ 3 – 3,5 m, đường kính gốc khoảng 5 cm với tổng trị giá gần 245 triệu đồng (do Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới hỗ trợ hơn 215 triệu đồng, UBND huyện Ea Kar trích kinh phí gần 30 triệu đồng).

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường trao bảng tượng trưng tặng 300 cây sao đen cho huyện Ea Kar.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường,Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới trao bảng tượng trưng tặng 300 cây sao đen cho huyện Ea Kar.

Công trình được thực hiện trồng trên tuyến đường liên xã (thôn 7, 8, 9) xã Cư Ni đến xã Ea Păl (huyện Ea Kar).

Hiện nay, huyện Ea Kar có trên 40.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 26.750 ha, diện tích rừng trồng gần 3.000 ha, độ che phủ rừng của huyện đạt 29,3%. Toàn huyện phấn đấu đưa diện tích rừng trồng mới và cây phân tán hằng năm thêm 250 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 31%, với mục tiêu nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là công tác trồng rừng, tăng độ che phủ rừng trên địa bàn toàn huyện. Riêng trong năm 2022, toàn huyện Ea Kar phấn đấu trồng 10.000 cây xanh có giá trị.

Đoàn viên, thanh niên tham gia trồng cây xanh.
Đoàn viên, thanh niên tham gia trồng cây xanh.

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực cùng với cả nước thực hiện chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, góp phần giảm khí thải nhà kính gắn với công tác bảo vệ môi trường.

Thùy Dung


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.