Multimedia Đọc Báo in

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên Đài Truyền thanh cơ sở 

16:01, 23/08/2022

Ngày 23/8, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên Đài Truyền thanh cơ sở năm 2022. 

Tham dự lớp bồi dưỡng có gần 30 học viên là cán bộ làm công tác phát thanh viên ở Đài truyền thanh cơ sở thuộc các xã, phường, thị trấn của các huyện: Krông Bông, Cư M’gar, Krông Ana và M’Drắk.

Từ ngày 23 – 25/8, các học viên sẽ được trang bị những nội dung cơ bản như: Vai trò của phát thanh viên đối với các chương trình của Đài Truyền thanh cơ sở, kỹ thuật trong luyện giọng đọc, sử dụng phần mềm xử lý âm thanh trong thu âm, cắt, dựng, trộn nhạc… Bên cạnh đó, học viên còn được thực hành kỹ năng đọc từng thể loại tin, bài, phóng sự; rèn luyện kỹ năng tránh những lỗi thường mắc phải của phát thanh viên đến từ các vùng miền; chia sẻ những khó khăn, vướng mắc thường gặp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát thanh viên.

Các đại biểu tham dự buổi khai mạc Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên Đài Truyền thanh cơ sở năm 2022. 

Đài Truyền thanh cơ sở là một bộ phận quan trọng trong công tác chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhà nước, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên Đài Truyền thanh cơ sở là một trong những nội dung quan trọng góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền trên hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa phương.

Giảng viên truyền đạt kiến thức cho các học viên.

Được biết, từ đầu năm đến nay Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên Đài Truyền thanh cơ sở, với sự tham gia của 70 học viên. 

Mai Sao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.