Multimedia Đọc Báo in

Giám sát việc thực hiện phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tại Sở Nội vụ và Sở Giáo dục – Đào tạo

17:00, 21/10/2022

Ngày 21/10, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do Trưởng Ban Lê Văn Cường làm Trưởng đoàn đã tổ chức giám sát kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

Tham gia Đoàn giám sát có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Thượng Hải; Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh và đại diện một số sở, ngành liên quan.

Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát Lê Văn Cường phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nội vụ.

Buổi sáng, Đoàn thực hiện giám sát tại Sở Nội vụ. Theo đó, trong những năm qua, Sở Nội vụ đã phối hợp với các ngành, cơ sở đào tạo mở 1 lớp trung cấp sư phạm mầm non cho 28 học sinh là người DTTS, 1 lớp đào tạo nguồn cho 59 học viên là học sinh, sinh viên người DTTS tại chỗ, 1 lớp kinh tế nông lâm cho 39 sinh viên, tổ chức cử 200 học sinh DTTS đi học cử tuyển, tham mưu UBND tỉnh cử 40 cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS đi học sau đại học. Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, công tác HĐND, kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.

Phó Chủ tịch HĐND Trần Phú Hùng tỉnh phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với Sở Nội vụ.

Sở Nội vụ còn tập trung tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch và đăng ký nhu cầu tuyển dụng người DTTS vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị. Từ năm 2016 đến 2021 đã tuyển dụng 50 công chức là người DTTS; từ 2016 đến 2020, tuyển dụng mới 585 viên chức người DTTS. Tính đến năm 2020, số cán bộ, công chức là người DTTS làm việc trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện là 288 người (chiếm 9,6% tổng số cán bộ, công chức); số viên chức là người DTTS cấp tỉnh, cấp huyện là 4.642 người (chiếm 12% tổng số viên chức). Số cán bộ công chức cấp xã là người DTTS 744 người (chiếm 17,96% tổng số cán bộ, công chức). Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức người DTTS được thực hiện theo quy định gồm: trợ cấp 1 lần, hỗ trợ tiền đi lại, thuê nhà…

gdfgf
Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát tại Sở Giáo dục - Đào tạo.

Chiều cùng ngày, Đoàn giám sát làm việc tại Sở Giáo dục - Đào tạo. Báo cáo của sở cho thấy, trung bình hằng năm, tỷ lệ trẻ mẫu giáo người DTTS ra lớp đạt 82,4%; trẻ là người đồng bào DTTS 6 tuổi ra lớp được tăng dần (đạt 98,9%); học sinh tiểu học được tăng cường tiếng Việt, dạy tiếng Êđê, tiếng Anh, tin học; tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành và hoàn thành tốt đều đạt trên 96,81%.

Chất lượng giáo dục THCS từng bước được nâng lên; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt từ 99% trở lên. Chất lượng giáo dục đại trà từng bước được nâng lên; số lượng học sinh có hạnh kiểm khá, tốt và học lực khá, giỏi đều tăng hàng năm; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, giáo dục thường xuyên hằng năm đều tăng lên.

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Thượng Hải phát biểu tại buổi làm việc tại Sở Giáo dục - Đào tạo.

Việc củng cố, phát triển, quản lý hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú đáp ứng đủ cơ cấu, số lượng đội ngũ, cơ sở vật chất bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên được thực hiện thường xuyên hàng năm, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới. Các chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo đối với học sinh DTTS như cử tuyển, học bổng, tín dụng, miễm giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập… được triển khai kịp thời, đầy đủ.

Tại các đơn vị giám sát, Đoàn đã ghi nhận các kiến nghị, đề xuất liên quan đến các nội dung: cơ chế, chính sách, phân cấp quản lý, quy hoạch đào tạo, tuyển dụng cán bộ người DTTS, đầu tư cho phát triển giáo dục, biên chế giáo viên…

gdfgfg
Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Phạm Đăng Khoa phát biểu ý kiến tại buổi làm việc.

Phát biểu ý kiến tại các đơn vị giám sát, Trưởng đoàn Lê Văn Cường khẳng định: Việc triển khai Nghị quyết số 52 đã được các sở, ngành của tỉnh quan tâm, thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt. Những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các sở, ngành, Đoàn phân tích, đánh giá, tổng hợp xây dựng báo cáo gửi HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các đơn vị liên quan để tham mưu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 52 hơn trong thời gian tới.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.