Multimedia Đọc Báo in

Mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho 35 học viên tại xã Cư Suê

20:21, 26/10/2022

Chiều 26/10, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) phối hợp với Hội Nông dân xã Cư Suê, huyện Cư M’gar tổ chức Lễ khai giảng lớp dạy nghề dệt thổ cẩm 35 học viên trú tại buôn Sút M’đưng (xã Cư Suê, huyện Cư M’gar).

Theo đó, trong thời gian 3 tháng, các học viên sẽ được giáo viên, nghệ nhân dạy kiến thức, kỹ năng, các bước để tạo ra sản phẩm thổ cẩm, cũng như nguyên liệu, dụng cụ, màu sắc và hoa văn đặc trưng của thổ cẩm. Trong khóa học, chị em học viên sẽ được thực hành dệt những sản phẩm khăn trải bàn; váy, áo cho phụ nữ; khố cho nam giới.

Các học viên có mặt tại buổi Lễ khai giảng lớp học.
Các học viên có mặt tại buổi Lễ khai giảng lớp học.

Lớp học mở nhằm góp phần bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống của đồng bào Êđê, hướng dẫn truyền dạy nghề dệt truyền thống cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho các học viên sau khi tốt nghiệp.

Tại buổi Lễ khai giảng, các đơn vị tổ chức mong muốn chính quyền địa phương các cấp quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để khóa học thành công. Đồng thời đề nghị các thầy cô giáo nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy và quản lý lớp học đảm bảo chất lượng, quy định trong đào tạo nghề. Các học viên đảm bảo thời gian học tập để đạt được trình độ tay nghề, sau khi tốt nghiệp có thể tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình mình.

Học viên thực hành công đoạn giăng sợi chỉ - bước đầu để tạo thành 1 sản phẩm thổ cẩm.
Học viên thực hành công đoạn giăng sợi chỉ - bước đầu để tạo thành 1 sản phẩm thổ cẩm.

Lớp học dự kiến kết thúc vào cuối tháng 12/2022. Kinh phí tổ chức lớp dạy nghề thổ cẩm từ nguồn Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.