Multimedia Đọc Báo in

Rước rể bằng… voi

11:44, 05/12/2022

Ngày 2/12, ở xã biên giới Krông Na (huyện Buôn Đôn), nhiều người thích thú khi chứng kiến màn rước rể bằng… voi khá độc, lạ.

Nhân vật chính của buổi lễ là cô dâu H’Quy Byă (dân tộc M’nông) và chú rể Bun Kệt Lào (dân tộc Lào), cả hai sinh năm 2001, ở cùng xã biên giới Krông Na. Cô dâu làm nghề Dược sĩ, còn chú rể kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong buổi lễ, cô dâu, chú rể mặc trang phục thổ cẩm đơn giản mà đẹp mắt, trên lưng voi hạnh phúc vẫy chào mọi người.

Người thân lưu giữ khoảnh khắc đẹp cùng cô dâu, chú rể.
Người thân lưu giữ khoảnh khắc đẹp cùng cô dâu, chú rể. Ảnh: Nguyễn Phượng

Trong buổi lễ trọng đại, hai chú voi của nhà gái được “khoác” lên những chiếc bóng bay nhiều màu. Cô dâu H’Quy Byă cho biết, gia đình có truyền thống nuôi voi và việc rước dâu, rể bằng voi đã có từ rất lâu đời.

Voi như một thành viên quan trọng của gia đình và không thể thiếu trong các sự kiện, ngày vui trọng đại. Số lượng voi nhà đang ngày càng suy giảm, nên hình ảnh voi có mặt trong ngày vui của gia đình sẽ là kỷ niệm đẹp và tuyệt vời nhất.

Theo truyền thống của người Êđê và M’Nông, thì cô dâu sẽ “bắt” chồng về sinh sống tại nhà vợ. Trong lễ rước rể, ngoài chú voi rước cô dâu, chú rể thì còn một voi khác chở bố mẹ vợ đi cùng. 

Cô dâu, chú rể chụp hình cưới bên voi nhà. Ảnh: Bun Mán.
Cô dâu, chú rể chụp hình cưới bên voi nhà. Ảnh từ Facebook nhân vật.

Ngoài rước rể bằng voi, đám cưới của cặp đôi còn diễn ra một số phong tục truyền thống như mặc trang phục truyền thống; buộc chỉ cổ tay để cầu may mắn, sức khỏe cho gia đình.

Màn rước rể bằng...voi gây thích thú cho người xem. Nguồn video: Nguyễn Phượng.

Tại tiệc cưới diễn ra sau lễ rước rể (ngày 3/12), voi còn tiếp tục đồng hành cùng cô dâu, chú rể ra rạp đãi khách, cách nhà cô dâu khoảng vài trăm mét.

Song Quỳnh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.