Multimedia Đọc Báo in

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh

16:32, 09/01/2023

Căn cứ Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025; Điều 2 Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025… UBND tỉnh đã tổ chức thẩm định kết quả xác định thôn, buôn đặc biệt khó khăn; tổng hợp danh sách xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh hiện có 130 xã, 1.529 thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay, có 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thuộc khu vực III, khu vực II phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Một thôn khó khăn tại huyện Lắk. (Ảnh minh họa)
Một thôn khó khăn tại huyện Lắk. (Ảnh minh họa)

Có 83 thôn, buôn đặc biệt khó khăn đã chia tách, sáp nhập, giải thể hoặc đổi tên. Trong đó: xã khu vực I có 14 thôn, buôn đặc biệt khó khăn; xã khu vực II có 3 thôn, buôn đặc biệt khó khăn; xã khu vực III có 66 thôn, buôn đặc biệt khó khăn và không có thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc xã có thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Rà soát, điều chỉnh tên thôn, buôn đặc biệt khó khăn đã được phê duyệt tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT do chia tách, sáp nhập, giải thể, thành lập mới theo các nghị quyết của HĐND tỉnh có 171 thôn, buôn (bao gồm 44 thôn, buôn không đổi tên, nhưng có thay đổi do điều chỉnh địa giới hành chính).

Thùy Dung


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.