Multimedia Đọc Báo in

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ điều chỉnh về chính sách để thích ứng với ChatGPT

20:16, 13/02/2023

Chiều 13/2, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức Tọa đàm “ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục”.

Tham dự buổi tọa đàm có PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; cùng đại diện một số trường đại học, chuyên gia công nghệ thông tin, chuyên gia giáo dục.

Buổi tọa đàm có 2 chuyên đề: trí tuệ nhân tạo và tương lai giáo dục; trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Các đại biểu thảo luận tại buổi tọa đàm
Các đại biểu thảo luận tại buổi tọa đàm Ảnh: TTXVN

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã có những đánh giá về bản chất của trí tuệ nhân tạo (AI), ChatGPT; sự tương tác giữa AI, ChatGPT và xã hội, đặc biệt là tác động tới hoạt động giáo dục; cách tiếp cận, sử dụng AI phục vụ cho hoạt động giáo dục, việc làm, tìm kiếm thông tin…

Thời gian gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đang ảnh hưởng sâu rộng đến các khía cạnh xã hội. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, học tập, đáp ứng sự phát triển xã hội, phục vụ cuộc sống con người. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo sẽ định hình tương lai giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới...

PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: TTXVN
PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, với công nghệ trí tuệ nhân tạo nói chung và ChatGPT nói riêng, sẽ có những thay đổi trong hoạt động giáo dục. Việc nhìn rõ bản chất sẽ góp phần hỗ trợ về mặt chính sách để có thể phát huy những tính năng, lợi thế của công cụ này nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung; cũng như để hạn chế những mặt trái, tác động tiêu cực của những công nghệ, công cụ này… Bộ GD-ĐT sẽ có những nghiên cứu thấu đáo, để từng bước rà soát và có những điều chỉnh về chính sách trong thời gian tới.

Nhật Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.