Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Búk đạt 110/133 tiêu chí nông thôn mới

09:10, 09/03/2023

Ngày 8/3, UBND huyện Krông Búk tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Năm 2022, cả hệ thống chính trị, người dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện tích cực tham gia, hưởng ứng chương trình xây dựng NTM.

Toàn huyện huy động hơn 1.104 tỷ đồng thực hiện chương trình NTM. Trong đó, vốn ngân sách hơn 34,3 tỷ đồng, vốn lồng ghép gần 98,5 tỷ đồng, huy động từ doanh nghiệp 1,5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 7 tỷ đồng, còn lại là vốn vay của các tổ chức tín dụng.

tt
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Kiên Cường tặng Giấy khen cho các tập thể.

Từ những nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư xây mới, nâng cấp hơn 163 km đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn, buôn và nhiều công trình lớp học. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng nông thôn của huyện ngày càng khang trang, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, dân sinh. 

Công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện cũng được triển khai tích cực. Trong năm 2022, huyện đã chi trả chế độ bảo hiểm xã hội cho 1.959 đối tượng, với số tiền trên 12 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 1.500 người (đạt 175% kế hoạch)... Đến nay, toàn huyện đạt 110/133 tiêu chí NTM, bình quân mỗi xã đạt 15,71 tiêu chí, trong đó có 3/7 xã cán đích NTM là Tân Lập, Cư Kbô và Pơng Drang.

tt
Phó Chủ tịch UBND huyện Phan Hoàng Lâm tặng Giấy khen cho các cá nhân.

Để huy động nguồn lực thực hiện chương trình NTM, thời gian tới huyện Krông Búk tiếp tục đa dạng hóa nguồn vốn huy động; tăng cường các hình thức xã hội hóa để thu hút đầu tư; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững…

Nhân dịp này, UBND huyện tặng Giấy khen cho 4 tập thể, 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2022.

Như Quỳnh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Cùng kiểm lâm giữ rừng 
Bên cạnh lực lượng kiểm lâm chuyên trách giữ rừng, Vườn Quốc gia Yok Đôn với chính sách giao khoán rừng cho người dân vùng đệm đã “biên chế” thêm hàng nghìn người dân cùng chung tay bảo vệ rừng, trở thành cánh tay đắc lực giữ vững màu xanh cho đại ngàn Yok Đôn.