Multimedia Đọc Báo in

Người lao động cần nắm rõ chính sách bảo hiểm thất nghiệp

11:55, 19/05/2023

Người lao động được hưởng nhiều quyền lợi từ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) như: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Song không phải người lao động nào cũng hiểu rõ về trách nhiệm, mức đóng đóng BHTN; mức đóng BHTN tối đa... để tham gia.

Xung quanh quy định này, phóng viên Báo Đắk Lắk đã trao đổi với ông TRẦN XUÂN ĐA, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk (thuộc Sở LĐ – TBXH).

Phó Giám đốc
Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk Trần Xuân Đa.

*Thưa ông, ngoài tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, hằng tháng người lao động và doanh nghiệp cũng phải trích đóng bảo BHTN?

Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định: việc đóng BHTN là trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể:

Người lao động: Là người làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN.

Người sử dụng lao động, bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác; cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.

*Vậy mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp và của người lao động được quy định như thế nào?

Theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm, mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích đóng BHTN với mức sau:

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 57 Luật việc làm năm 2013, tiền đóng BHTN của doanh nghiệp được tính như sau: 

Trong đó, tiền lương tháng đóng BHTN cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (theo Điều 58 Luật Việc làm năm 2013). Cụ thể:

Người lao động theo chế độ tiền lương mà Nhà nước quy định: Tiền lương tháng đóng BHTN gồm: Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm; Phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định: Tiền lương tháng đóng BHXH gồm: Mức lương; Phụ cấp lương; Các khoản bổ sung khác xác định được mức cụ thể, được trả thường xuyên cùng với lương trong hợp đồng lao động. 

*Xin ông cho biết, mức đóng BHTN của người lao động và doanh nghiệp tối đa là bao nhiêu?

Mức tiền lương tối đa đóng BHTN được ghi nhận cụ thể tại Điều 58 Luật Việc làm như sau:

Người lao động theo chế độ tiền lương mà Nhà nước quy định: Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa = 20 x lương cơ sở.

Người lao động theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định: Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa = 20 x lương tối thiểu vùng.

Hiện nay, chưa có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2023 nên mức lương đóng BHTN tối đa theo mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

* Xin cảm ơn ông!

Nguyên Tiến (thực hiện) 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.