Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người lao động

10:43, 31/07/2023

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 23/2023/QĐ-UBND, ngày 25/7/2023 Quy định mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, công dân Đắk Lắk thuộc đối tượng nhóm I (người khuyết tật), nhóm II (người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo, hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn), nhóm III (người DTTS, đối tượng chính sách có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, gia đình bị thu hồi đất), nhóm IV (người cận nghèo), nhóm V (phụ nữ, lao động nông thôn khác) sẽ được hỗ trợ khi tham gia các khóa học ở trình độ độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Người dân xã Ea Knuếc học nghề dệt thổ cẩm tại Nhà văn
Người dân xã Ea Knuếc (huyện Krông Pắc) học nghề dệt thổ cẩm truyền thống (Ảnh minh họa)

Cụ thể: hỗ trợ tiền ăn, đi lại theo Thông tư số 152/2016/TT-BTC, ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng (điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 7). Theo đó, mức hỗ trợ tiền ăn là 30.000 đồng/người/ngày thực học; tiền đi lại là 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Riêng người khuyết tật và người học cư trú ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn mức hỗ trợ tiền đi lại là 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên…

Nguồn kinh phí thực hiện được lấy từ ngân sách Trung ương (các chương trình mục tiêu quốc gia), ngân sách địa phương (ngân sách cấp huyện), kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài Chính và các đơn vị liên quan thực hiện theo quy định.

Thanh Trúc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.