Multimedia Đọc Báo in

Dự án khởi nghiệp của phụ nữ Đắk Lắk lọt vào chung kết toàn quốc cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2023

17:28, 21/09/2023

Tại Vòng chung kết cấp vùng khu vực miền Trung cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2023 với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức tại tỉnh Phú Yên, có 2 dự án của hội viên phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đoạt giải.

Trong đó, dự án “Sản xuất và chế biến sản phẩm trà từ hoa cà phê nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nữ” của chị Bùi Thị Kim Anh - Giám đốc công ty TNHH FARMFOOD (TP. Buôn Ma Thuột) đã xuất sắc giành giải Nhất; dự án “Phát triển nước ca cao lên men” của chị Nguyễn Hồng Thương - Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Nhất Tâm (huyện Ea Kar) đoạt giải Khuyến khích.

Chị
Chị Bùi Thị Kim Anh nhận giải Nhất tại Vòng chung kết cấp vùng khu vực miền Trung.

Với việc đoạt giải Nhất cấp vùng, dự án “Sản xuất và chế biến sản phẩm trà từ hoa cà phê nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nữ” của chị Bùi Thị Kim Anh sẽ tiếp tục được tham gia vòng chung kết toàn quốc sắp đến.

Dự án“Phát triển nước ca cao lên men” của chị Nguyễn Hồng Thương - Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Nhất Tâm (huyện Ea Kar) đoạt giải Khuyến khích.
Dự án“Phát triển nước ca cao lên men” của chị Nguyễn Hồng Thương đoạt giải Khuyến khích.

Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2023 có 2.024 dự án/ý tưởng khởi nghiệp của hội viên, phụ nữ trên toàn quốc gửi tham gia và có 184 dự án khởi nghiệp được lựa chọn vào vòng thi bán kết cấp vùng. Qua các vòng chấm thi hết sức nghiêm túc và chặt chẽ của Ban giám khảo, đã có 68 dự án khởi nghiệp tiêu biểu được lựa chọn tham gia vòng chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp vùng tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam (miền Bắc 32 dự án, miền Trung 24 dự án và miền Nam 12 dự án) và đặc biệt trong tổng số này có 6 dự án là của phụ nữ khuyết tật.

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.