Multimedia Đọc Báo in

Báo Đắk Lắk phát hành đặc san Xuân Giáp Thìn 2024

08:06, 21/01/2024

Ngày 22/1, Báo Đắk Lắk phát hành đặc san Xuân Giáp Thìn 2024 với những nội dung đặc sắc mừng Đảng, mừng Xuân và chào đón một mốc sự kiện đặc biệt quan trọng: Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk.

 

Với chủ đề xuyên suốt “Đắk Lắk – Hành trình thế kỷ”, Báo Đắk Lắk Xuân Giáp Thìn có những bài viết hấp dẫn khái quát hành trình trăm năm phát triển của vùng đất cao nguyên giàu truyền thống lịch sử và kho tàng văn hóa đặc sắc của 49 dân tộc anh em: Từ “Những hành trình mở đất, lập làng..”, đến “Những bước chân dựng xây, kiến thiết”, những “Thành trì” cách mạng từ buôn làng” để làm “Rạng đỏ đất bazan”.

Các bài viết thể hiện diện mạo mới của cao nguyên Đắk Lắk hôm nay với những định hướng phát triển theo hướng liên kết vùng, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế của vùng đất cũng như phù hợp với xu thế phát triển thời đại công nghệ số, như: “Hiện thực hóa khát vọng xây dựng Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”; “Thúc đẩy liên kết vùng để Tây Nguyên phát triển”; “Rừng – biển sẽ không còn xa”; “Trên “dòng sông ánh sáng”; “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa”; “Hành trình nông nghiệp số”; “Doanh nghiệp tiếp cận kinh tế số”…

Bạn đọc dễ dàng hình dung vùng đất thủ phủ Tây Nguyên Buôn Ma Thuột qua chùm ảnh “Vóc dáng Buôn Ma Thuột xưa và nay”; hiểu thêm về văn hóa các dân tộc anh em của vùng đất cao nguyên qua những bài viết đặc sắc: “Hình hài của gió”; “Vọng nhịp chiêng ngân”; “Gốc rễ” của buôn làng”; “Nơi neo giữ hồn quê”… Về những con người đã gắn bó, góp sức dựng xây quê hương Đắk Lắk: “Góp sức trẻ cho đời”; “Rực rỡ tuổi thanh xuân”; “Nghĩa tình với voi”; “Bảo tồn “báu vật” từ rừng tái sinh”…

Và còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn khác. Mời độc giả đón đọc!

Hồng Hà


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.